
Thay vì thuê mỗi nhà thầu cho một công đoạn, hiện nay xu hướng lựa chọn xây nhà trọn gói càng được ưa chuộng. Vậy thi công trọn gói có lợi ích gì và bao gồm những hạng mục nào so với thi công truyền thống? Cùng Hoàng Gia Ric tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Xây nhà trọn gói – những lợi ích nổi bật
Xây nhà trọn gói là việc chủ đầu tư giao cho đơn vị thi công thực hiện tất cả các công đoạn. Lựa chọn xây nhà trọn gói mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:
- Tiết kiệm chi phí: Chủ đầu tư không cần phải tự thực hiện các công đoạn như xin giấy phép xây dựng, tìm bản thiết kế, thi công… Tất cả sẽ được đơn vị xây dựng đảm nhận, từ đó giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí.
- Quy trình và thủ tục minh bạch, thể hiện rõ ràng qua bảng dự toán chi phí, giảm thiểu các khoản phát sinh ngoài ý muốn.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Khi đã có đơn vị thầu sát sao mọi hạng mục, chủ đầu tư không cần nhờ người thân trông coi công trình, mà vẫn được cập nhật báo cáo tiến độ đầy đủ, chi tiết.
- Hợp đồng rõ ràng, đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư, đồng thời giúp hạn chế những phát sinh do thị trường vật tư biến động.
- Đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp: Làm việc theo quy trình chuẩn, có chế độ bảo hành rõ ràng và đội ngũ thợ tay nghề cao, sẽ giúp gia chủ an tâm hơn trong suốt quá trình xây dựng.

Xây nhà trọn gói giúp tiết kiệm chi phí
2. Tổng hợp các hạng mục trong xây nhà trọn gói
Dịch vụ xây nhà trọn gói được thực hiện theo quy trình bài bản giúp quá trình thi công diễn ra suôn sẻ. Xây nhà trọn gói bao gồm các hạng mục như sau:
2.1. Giai đoạn chuẩn bị
Trước khi tiếp nhận yêu cầu xây nhà, đơn vị xây dựng cần tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và chuẩn bị một số bước quan trọng:
- Tư vấn thiết kế: Đơn vị thầu sẽ đưa ra các phương án thiết kế, thống nhất sao cho phù hợp với nhu cầu của chủ đầu tư và tối ưu chi phí.
- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, Bản vẽ thiết kế xây dựng, Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết đảm bảo an toàn đối với công trình liền kề.
- Lập dự toán chi phí bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý và các khoản phát sinh khác.

Bản vẽ 3D công trình nhà ở
2.2. Thi công phần thô
Trước khi bắt đầu thi công phần thô, đơn vị thi công cần chuẩn bị mặt bằng, san phẳng, cào đất sạch sẽ để tiến hành thi công:
- Đóng cọc: Đóng cọc tre cố định hoặc sử dụng bê tông đúc sẵn cho phần móng. Đổ lớp bê tông lót đá 4×6 cho nền và móng, trong khi các phần như dầm, cột, cầu thang, sàn, ô văng thường dùng bê tông lót đá 1×2.
- Đào móng: Đội ngũ nhân công sẽ xác định vị trí móng dựa trên bản vẽ thiết kế, tiến hành đào móng đủ độ sâu và rộng theo yêu cầu kỹ thuật, đồng thời luôn giữ khu vực móng khô ráo.
- Thi công phần kết cấu (móng, dầm, cột, sàn, mái, tường)
- Lắp đặt hệ thống điện nước: Dây điện được đi âm tường, âm sàn, bố trí cáp mạng hợp lý. Tránh lắp dây điện tại những vị trí dễ bị đóng đinh hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Chuẩn bị vật tư hoàn thiện: sắt thép, cát, xi măng, dây điện, dây anten, ống dẫn, vật liệu chống thấm, ổ cắm… Sau đó xây trát tường, chống thấm, đổ mái.

Đào móng cho công trình nhà ở
2.3. Thi công hoàn thiện
Thi công hoàn thiện là giai đoạn nâng tầm thẩm mỹ, tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho ngôi nhà. Các công việc thực hiện bao gồm:
- Cán nền, láng nền để chuẩn bị cho việc lát sàn.
- Ốp lát sàn: Tùy theo lựa chọn của gia chủ, có thể lát gạch men, gạch hoa hoặc sàn gỗ.
- Sơn bả tường: Trước khi sơn phủ hoàn thiện, cần xử lý tường bằng bả matit để bề mặt láng mịn, đều màu, tăng tính thẩm mỹ.
- Hoàn thiện hệ thống điện nước: Lắp đặt bóng đèn, công tắc, vòi nước, bồn cầu, điều hòa…
- Lắp đặt cửa, cầu thang, lan can theo thiết kế đã thống nhất từ đầu.
- Thi công trần nhà: Thi công trần thạch cao, trần gỗ tùy vào yêu cầu của gia chủ.
- Thi công nội thất (nếu có): Nội thất như tủ kệ phòng khách, phòng bếp, giường ngủ, tủ quần áo… theo màu sắc, phong cách mong muốn của chủ nhà.
- Vệ sinh toàn bộ công trình sạch sẽ, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bàn giao, nghiệm thu.

Hoàn thiện nhà ở để bàn giao
2.4. Nghiệm thu hoàn công
Hoàn công xây dựng là bước cuối cùng trong quy trình xây nhà trọn gói, giúp cập nhật các thay đổi sau thi công và là cơ sở để cấp đổi sổ hồng. Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc để công trình được công nhận hợp pháp. Chủ đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo Thông tư 05/2015/TT-BXD, bao gồm:
- Giấy phép xây dựng.
- Hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và các bên liên quan (thiết kế, giám sát, thi công nếu có).
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và bản vẽ hoàn công (nếu có thay đổi so với thiết kế ban đầu).
- Báo cáo thẩm tra, thẩm định và các kết quả kiểm định (nếu có).
- Hồ sơ an toàn PCCC, vận hành thang máy có xác nhận từ cơ quan chức năng.
3. Hoàng Gia Ric – Xây nhà trọn gói chất lượng, uy tín
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, Hoàng Gia Ric là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực xây nhà trọn gói tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp dịch vụ toàn diện, chuyên nghiệp, uy tín:
- Thi công trọn gói: từ thiết kế kiến trúc, thi công phần thô cho đến hoàn thiện nội thất, ngoại thất, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
- Đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư và thợ lành nghề, đảm bảo chất lượng thi công bền vững, đúng kỹ thuật.
- Mẫu thiết kế đa dạng, tính thẩm mỹ cao: Từ phong cách cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại và phù hợp với nhiều phong cách, từ nhà phố, nhà cấp 4 đến biệt thự sang trọng.
- Tư vấn phù hợp với ngân sách gia chủ, mang đến không gian sống lý tưởng, đúng theo nhu cầu.
Các hạng mục xây nhà trọn gói từ thiết kế, thi công cho đến hoàn thiện đều cần thực hiện cẩn thận, chuyên nghiệp. Vì vậy, lựa chọn đơn vị uy tín có kinh nghiệm lâu năm để xây dựng công trình là điều không thể bỏ qua. Hoàng Gia Ric tự hào là đơn vị nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng, hoàn thành nhiều dự án từ nhà phố, resort, khách sạn… Liên hệ ngay hôm nay nếu bạn đang có nhu cầu xây nhà trọn gói!