Ép cọc bê tông cốt thép đến khi nào thì dừng lại

Ép cọc bê tông cốt thép đến khi nào thì dừng lại

Ép cọc bê tông cốt thép là một công đoạn quan trọng trong thi công móng cọc, đây là công việc sử dụng lực ép từ máy móc để đưa các cọc bê tông cốt thép vào sâu trong nền đất. Quá trình này nhằm tăng cường khả năng chịu tải của nền móng, đảm bảo tính ổn định và bền vững cho các công trình. Ngày nay, móng cọc bê tông cốt thép được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nhà ở gia đình, tuy nhiên việc thi công ép cọc tới khi nào thì dừng lại có lẽ là một câu hỏi mà nhiều chủ đầu tư thắc mắc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều kiện xác định cọc ép đã đạt yêu cầu thiết kế, có thể dừng ép.

Thi công ép cọc bê tông cốt thép.

Kiểm tra các bản vẽ móng

Việc đầu tiên các chủ đầu tư cần làm là kiểm tra hồ sơ thiết kế, xem lại các bản vẽ thiết kế phần móng cọc để xác định các thông tin về chiều dài cọc, sức chịu tải tính toán, lực ép lớn nhất và nhỏ nhất trên các đầu cọc.

Xác định chiều sâu ép cọc bê tông

Chiều sâu hạ cọc bê tông cốt thép được tính toán dựa theo tải trọng công trình truyền xuống cọc và các dự báo về địa chất nền đất tại khu vực xây dựng. Đơn vị thiết kế sẽ đưa ra chiều dài cọc dự kiến (Lmax, Lmin), tuy nhiên chiều dài cọc áp dụng để ép đại trà chỉ được xác định thông qua việc ép cọc thử nghiệm tại hiện trường.

Theo TCVN 9393-2012, số lượng cọc thí nghiệm do thiết kế quy định tùy theo mức độ quan trọng của công trình, mức độ phức tạp của điều kiện đất nền, kinh nghiệm thiết kế, chủng loại cọc sử dụng và chất lượng thi công cọc trong hiện trường, thông thường được lấy bằng 1 % tổng số cọc của công trình nhưng trong mọi trường hợp không ít hơn 2 cọc. Số lượng cọc thí nghiệm nên được tăng lên theo mức độ phức tạp của điều kiện đất nền. Trong trường hợp phải biết rõ điều kiện và có kinh nghiệm thiết kế cọc khu vực lân cận thì không nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm thăm dò.

Xác định sức chịu tải, lực ép lên trên đầu cọc

Sức chịu tải tính toán của cọc (gọi tắt là Ptt) được thiết kế quy định trong các bản vẽ về cọc, đây là sức chịu tải chống lại các tải trọng mà công trình truyền xuống cọc.

– Để đảm bảo sức chịu tải thực tế của cọc phải lớn hơn hoặc bằng Ptt thì lực ép lên đầu cọc tối thiểu phải đạt tới giá trị Pmin, kể cả khi chiều sâu ép cọc đã vượt quá chiều sâu thiết kế. Thông thường giá trị Pmin sẽ bằng 2 lần Ptt hoặc do thiết kế quy định riêng cho từng công trình.

– Nhưng trong trường hợp chiều sâu ép cọc chưa đạt chiều sâu thiết kế mà lực ép trên đầu cọc đã đạt tới Pmin thì phải tiếp tục ép đến khi lực ép trên đầu cọc đạt đến giá trị Pmax. Thông thường Pmax sẽ bằng 2.5 lần Ptt hoặc do thiết kế quy định riêng cho từng công trình.

Chuẩn bị bảng tra máy ép cọc

Trên mỗi một máy ép cọc sẽ có trang bị đồng hồ báo chỉ số tương ứng với lực ép trên đầu cọc, tuy nhiên chỉ số trên đồng hồ là chỉ số về áp suất trong các thiết bị thủy lực của máy ép. Để xác định lực ép thực tế lên đầu cọc cần phải quy đổi các chỉ số trên đồng hồ đo áp suất thành các lực tương ứng. Có thể áp dụng công thức quy đổi sau để lập sẵn bảng tra, phục vụ công tác ghi nhật ký ép cọc:

Lực ép thực tế = Tổng diện tích xi lanh thủy lực x chỉ số trên đồng hồ.

Trong đó:

  • Tổng diện tích xi lanh thủy lực = (3.14 x bán kính xi lanh) x số xi lanh thủy lực (cm2)
  • Chỉ số trên đồng hồ: thường được lấy đơn vị là kg/cm2.
  • Sau khi tính được lực ép ra đơn vị kg, ta chỉ cần đổi ra đơn vị tấn là được.

Điều kiện dừng ép cọc bê tông

Công việc cuối cùng là xác định các điều kiện dừng ép cọc bê tông, khi đạt các điều kiện này là cọc đã đạt tới sức chịu tải tính toán như thiết kế đưa ra.

Theo TCVN 9394-2012, cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:
a) Chiều dài cọc đã ép vào đất nền không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax với Lmin, Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực;
b) Lực ép trước khi dừng, (Pep)KT trong khoảng từ (Pep)min đến (Pep)max, trong đó:
(Pep)min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
(Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính (hoặc cạnh) cọc.
Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, cần báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý.

Hy vọng bài đăng về thời điểm có thể dừng ép cọc bê tông cốt thép và công nhận cọc đã đạt tới sức chịu tải tính toán đã giúp quý vị có những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

Thi công đổ sàn bê tông cốt thép biệt thự 3 tầng 480m2
Quy trình thi công: Công tác bê tông

Công tác bê tông là một quá trình quan trọng trong xây dựng, liên quan đến việc chuẩn Xem thêm

Cát vàng hạt trung dùng trong xây dựng đổ móng, cột, dầm, sàn, vách.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cát và đá trong xây dựng

Cát và đá trong xây dựng là cốt liệu sử dụng trong hỗn hợp bê tông và vữa Xem thêm

Công tác sơn phủ bề mặt tường và trần nhà hoàn thiện
Công tác sơn phủ bề mặt tường và trần nhà hoàn thiện

Công tác sơn phủ bề mặt tường và trần nhà là công tác hoàn thiện trong xây dựng Xem thêm

Thi công thạch cao, sơn bả biệt thự tại Ninh Bình
Công tác lắp ghép trần treo: nhôm, thạch cao, gỗ, nhựa

Công tác lắp ghép trần treo là công tác hoàn thiện trần nhà, bao gồm các loại trần Xem thêm

Công tác kính xây dựng trong thi công nội thất biệt thự
Công tác kính trong xây dựng và hoàn thiện nhà

Kính trong xây dựng và hoàn thiện nhà là vật liệu giúp lấy sáng nhưng đồng thời cũng Xem thêm

Công tác chuẩn bị, kiểm tra công trình trước khi hoàn thiện
Công tác chuẩn bị, kiểm tra công trình trước khi hoàn thiện

Công tác chuẩn bị, kiểm tra công trình trước khi hoàn thiện được quy định, hướng dẫn trong Xem thêm