Bê tông thương phẩm trong công trình xây dựng tại Hà Nội

Thi công đổ bê tông thương phẩm biệt thự 3 tầng tại Ba Vì

Bê tông thương phẩm (bê tông tươi) là loại bê tông trộn sẵn được sản xuất tại các trạm trộn bê tông công nghiệp với các thành phần chuẩn về cát, xi măng, đá, nước và các phụ gia theo tỉ lệ xác định. Sản phẩm này được kiểm soát chất lượng chặt chẽ và vận chuyển đến công trình bằng xe bồn chuyên dụng. Bê tông thương phẩm giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí lao động và đảm bảo tính đồng đều, ổn định về chất lượng so với việc trộn thủ công trực tiếp trên công trường. Bài đăng này là trích dẫn chương III trong quyết định số 78/2001/QĐ-UB về việc ban hành quy định về sản xuất, cung cấp và sử dụng bê tông thương phẩm trong xây dựng công trình tại Hà Nội. Mời quý vị tham khảo.



Thi công đổ bê tông thương phẩm biệt thự 3 tầng tại Ba Vì.

Tiêu chuẩn thi công bê tông thương phẩm tại công trình

Công tác ván khuôn.

Trong thiết kế tổ chức thi công được duyệt phải xác định rõ cấu tạo kết cấu ván khuôn, phương án thi công lắp dựng ván khuôn. Khi lắp dựng ván khuôn phải theo đúng thiết kế tổ chức thi công được duyệt. Ngoài các yêu cầu kỹ thuật khác, khi thi công ván khuôn cần lưu ý các điểm sau đây:

1. Ván khuôn phải cứng, ổn định, kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ bê tông và trong quá trình đầm rung.

Ván khuôn và các kết cấu chống của nó phải đảm bảo vững chắc đảm bảo quy trình đổ và đầm bê tông không bị biến dạng, đặc biệt phải chịu được trọng tải khi bơm bê tông.

2. Không được để lại vĩnh viễn trong vùng bê tông có cốt thép bất kỳ bộ phận kim loại nào dùng để chống đỡ ván khuôn.

3. Mặt trong của ván khuôn phải được phủ một lớp chống dính, chất chống dính phải có hoá tính và lý tính phù hợp với công tác hoàn thiện sau này và không có tác dụng xấu đến cốt thép bên trong. Nó là một trong các chất sau đây:

– Sữa nhũ tương.

– Dầu không pha, có hoá tính bề mặt.

– Chất chống dính hoá chất.

4. Công tác ván khuôn phải được nghiệm thu trước khi đổ bê tông:

Công tác thi công cốp pha phủ phim tại công trường Hoàng Gia RIC.

Vận chuyển bê tông thương phẩm từ xe đến khối đổ.

1. Đơn vị thi công chỉ được báo cho bên sản xuất bê tông để đưa BTTP đến hiện trường sau khi có đủ thủ tục nghiệm thu mọi công việc để chuẩn bị đổ bê tông.

2. Lượng bê tông trút ra khỏi xe chở bê tông phải được đổ và đầm xong trong thời gian không vượt quá 30 phút.

3. Tuỳ điều kiện kỹ thuật mà thực hiện các biện pháp sau đây để chuyển bê tông đến khối đổ.

a. Vận chuyển thủ công: Bê tông được đổ ra khay tôn, tấm tôn. Không đổ bê tông xuống đất, không làm mất nước xi măng.

b. Vận chuyển bằng máng:

+ Máng được cấu tạo bằng gỗ hay gỗ ghép tôn hoặc bằng tôn.

+ Mắng phải phẳng nhẵn, kín khít, không làm mất nước xi măng.

+ Kê máng đủ độ nghiêng để bê tông tự chảy được và phải kê chắc chắn.

+ Không được đổ tập trung nhiều xe vào cùng một lúc, một chỗ.

+ Lượng bê tông trút xuống vừa đủ san đầm theo quy phạm và quy định điểm dừng, mối nối của thiết kế.

c. Vận chuyển bê tông bằng cân trục và phễu đổ:

+ Phiếu đổ phải kín khít.

+ Độ cao xả vữa bê tông từ đáy phễu đến khối đổ tối đa từ 1-1,5m.

d. Vận chuyển bê tông bằng bơm chuyên dùng:

+ Thành phần và độ sụt của bê tông phải lấy theo đặc thính của máy bơm.

+ ống dẫn bê tông phải có đường kính tối thiểu lớn hơn 2,5 ¸ 3 lần đường kính hạt cốt liệu lớn.

+ Trước khi bơm, mặt trong của ống dẫn bê tông phải rửa sạch, đầu nối phải kín khít, chú ý kiểm tra độ vững chắc các đầu nối.

+ Trước khi bơm bê tông phải bơm một lượng vữa xi măng qua ống để làm trơn ống

+ Khi bom bê tông phải đảm bảo liên tục. Nếu có sự cố ngừng bơm từ 10-15 phút thì cứ cách 5 phút phải cho máy bơm quay 2-3 vòng để tránh tắc ống.

+ Chiều cao rơi tự do của vữa bê tông không được lớn hơn các trị số sau đây:

– Đối với kết cấu cốt thép H £ 2m.

– Đối với sàn toàn khối H £ 1m

– Cột có kích hước cạnh 0,4- 0,8m và không có cột thép chéo nhau H £ 3m.

+ Phải đảm bảo độ đồng nhất của bê tông khi ra khỏi ống bơm. Nếu có hiện tượng bê tông phân tầng phải giảm bớt độ cao rơi tự do của bê tông bằng máng nghiêng hoặc ống vòi voi. Không được bơm bê tông thành đống cao.

Xe bồn trở bê tông từ trạm trộn về công trường xây dựng.

Đổ bê tông thương phẩm

1. Quy định này không áp dụng cho việc thi công cọc khoan nhồi, thi công bê tông dưới nhà nước và các loại đặc biệt khác (các dạng thi công này có quy trình thi công riêng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật).

2. Công tác đổ bê tông phải thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của cán bộ kỹ thuật công trình và cán bộ kỹ thuật giám sát (nếu có).

3. Trong khi đổ phải chú ý tránh làm xê dịch cốt thép, các neo cứng, cốp pha, không làm tổn hại đến bề mặt ván khuôn.

4. Đối với công trình đổ bê tông không liên tục: Trước khi đổ bê tông phải lập bản vẽ thi công có chỉ dẫn hoặc xác định mạch ngừng để bê tông, tiến độ thi công các khối đổ nhằm tránh sự chờ đợi và tránh sự cố có thể xảy ra làm giảm chất lượng bê tông.

5. Khi đổ bê tông khối lớn và bê tông mỏng, bê tông phải được đổ liên tục thành từng lớp đều nhau phù hợp với máy đầm, theo một phương thống nhất cho tất cả các lớp.

6. Đổ bê tông cột, dầm, bản:

a. Những cột có các cạnh của tiết diện ngang từ 0,4 ¸ 0,8m và không có cốt thép chồng chéo nhau được phép đổ bê tông liên tục từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.

b. Trước khi đổ bê tông, mặt tiếp giáp giữa bê tông cũ và mới và ván khuôn cột phải làm sạch sẽ và tưới nước xi măng.

c. Đổ bê tông cột phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

+ Vữa bê tông phải rơi tập trung vào giữa khuôn.

+ Phải có cửa mở từng đoạn ở ván khuôn để đổ và đầm bê tông được thuận hiện.

7. Căn cứ vào nhiệt độ ngoài trời và tính chất xi măng để quyết định thời gian tạm ngừng cho phép lúc đổ bê tông mà không tạo thành khớp nối thi công.

Có thể tham khảo các trị số trong bảng 4 để quyết định thời gian tạm ngừng đổ bê tông.

Nhiệt độ không khí khi đổ bê tông (0C)Xi măng Pooclăng (phút)
20- 30 0C90
10- 20 0C135
5- 10 0C195
Bảng 4: Thời gian tạm ngừng đổ bê tông

Nếu thời gian tạm ngừng vượt quá thời gian tạm ngừng cho phép thì phải xử lý như xử lý khớp nối bê tông theo chỉ dẫn của thiết kế.

Công tác đổ bê tông thương phẩm dầm, sàn.

8. Xử bê tông tại công trình:

a. Xử lý độ sụt bê tông:

Nếu bê tông không đạt độ sụt yêu cầu, cán bộ kỹ thuật bên tiêu dùng và bên sản xuất bê tông thống nhất biện pháp xử lý để đạt độ sụt yêu cầu theo hai phương thức sau:

+ Độ sụt quá sai số độ sụt cho phép nêu ở khoản 2 điều 11: đưa thêm hỗn hợp bê tông khô có mắc cao hơn mác thiết kế 50kg/cm2 và trộn đều đến khi đảm bảo độ sụt yêu cầu.

+ Độ sụt thấp hơn sai số độ sụt cho phép nêu ở khoản 2 điều 11: đưa thêm nước và xi măng vào nhưng đảm bảo tỷ lệ nước/ xi măng không thay đổi. Trộn lại đến khi đảm bảo độ sụt yêu cầu.

b. Trường hợp thiếu BTTP với khối lượng nhỏ: Cho phép sử dụng vữa bê tông trộn tại chỗ, nhưng phải bằng máy trộn, với điều kiện:

– Không dùng trong các kết cấu chịu lực cơ bản.

– Khối lượng bê tông < 2m3.

– Có cấp phối tính toán, niêm yết công khai tại công trình.

– Bên A chấp thuận bằng văn bản hoặc ghi trong nhật ký thi công, xác định khối lượng và vị trí dùng vữa bê tông trộn máy tại công trình, và có lấy mẫu thử đê kiểm tra.

Công tác đầm bê tông

1. Bê tông phải đảm bảo hoàn toàn đặc chắc bằng cách đầm hoặc bằng biện pháp khác cho đến khi không khí được tống ra ngoài mà không gây phân tầng.

2. Đổ bê tông vào khối đổ đến đâu phải san bằng và đầm ngay đến đó:

+ Không được đổ bê tông thành đống cao.

+ Không được dùng thiết bị đầm để san vữa bê tông (san vữa bằng thiết bị khác phù hợp).

+ Không được đổ vữa bê tông vào chỗ mà công tác đầm chưa hoàn thành.

3. Bước di chuyển của thiết bị đầm không được vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm.

4. Thời gian đầm tại 1 vị trí: Tuỳ theo độ sụt của bê tông có thể lấy thời gian đầm tại một vị trí đầm từ 20- 40 giây. Nếu độ cao có thể giảm thời gian đầm ở một vị trí đầm.

5. Khi đầm bê tông ở các góc cạnh của cấu kiện, khoảng cách chầy đầm đến mặt ván khuôn phải đảm bảo lớn hơn 5 cm. Khi đầm bê tông cột, tiến hành đầm từ 2 bên ván khuôn vào giữa, đồng thời đầm vỗ mặt ván khuôn cột, thành dầm.

Công tác đầm bê tông ngay sau quá trình đổ.

Dưỡng hộ bê tông

1. Thực hiện dưỡng hộ bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN- 5592- 91:

Dưỡng hộ bê tông phải bắt đầu ngay sau khi bê tông được dầm chắc, để chống:

+ Bị khô sớm, nhất là do bức xạ mặt trời và gió.

+ Bị tiết nước ra do nước mưa hay nước tràn.

+ Bị nguội nhanh trong vài ngày đầu sau khi đổ bê tông.

+ Nhiệt độ thấp hoặc đông giá.

+ Rung và va đập có thể gây phá vỡ bê tông và gây trở ngại cho việc liên kết với cốt thép.

2. Thời gian tối thiểu để dưỡng hộ bê tông tuỳ thuộc vào loại xi măng, hàm lượng xi măng, nhiệt độ của hỗn hợp bê tông, nhiệt độ không khí và thời tiết khi đổ bê tông.

– Thời gian bảo dưỡng ban đầu khoảng 5- 10 giờ sau khi đầm xong. Để tránh nứt nẻ phải giữ cho mặt bê tông luôn luôn ẩm, tránh mắt nước ban đầu.

– Thời gian bảo dưỡng tiếp theo kéo dài ít nhất 4 ngày đêm trong điều kiện bê tông ẩm.

3. Các phương pháp dưỡng hộ phổ cập:

+ Duy trì ván khuôn tại chỗ.

+ Phủ kín bề mặt bê tông bằng vật liệu không thấm nước như Polyêtilen.

+ Phun vào bề mặt bê tông các loại màng nước có hiệu quả.

+ Bao bọc bề mặt bê tông bằng vật liệu hút ẩm.

+ Cấp nước thường xuyên, liên tục cho bề mặt, tránh làm khô ẩm xen kẽ.

+ Có thể phun lên bề mặt bê tông một màng mỏng chất bao phủ để dưỡng hộ bê tông.

4. Bảo dưỡng bê tông trong thời kỳ đông cứng cần phải:

+ Ngăn ngừa biến dạng của bê tông (do nhiệt độ và co ngót) tránh nhìn thành khe nứt.

+ Tránh để bê tông bị va chạm rung động và bị ảnh hưởng của các tác đông khác làm giảm chất lượng của bê tông trong thời kỳ đông cứng.

Che phủ bề mặt tránh nắng và ngăn nước bốc hơi khỏi bề mặt bê tông mới đổ.

Kiểm tra công tác thi công bê tông.

1. Kiểm tra công tác chuẩn bị đổ bê tông, bao gồm:

+ Kiểm tra công cụ thi công và vận chuyển bê tông vào khối đổ.

+ Kiểm tra công tác chuẩn bị các khối đổ và các bộ phận khác của công trình (nền móng, dựng lắp ván khuôn, đà giáo, cầu công tác, cốt thép và các bộ phận đặt sẵn trong bê tông).

+ Kiểm tra phiếu giao hàng của xe bê tông.

2. Kiểm tra chất lượng bê tông, bao gồm:

+ Kiểm tra thời gian vận chuyển thực tế.

+ Kiểm tra độ sụt của bê tông cho từng xe chở và lượng ngậm khí nếu cần.

+ Kiểm tra nhiệt độ bê tông và nhiệt độ ngoài trời khi đổ bê tông.

+ Kiểm tra cường độ của bê tông.

+ Kiểm tra cường độ cấu kiện bê tông tại hiện trường bằng phương pháp không phá hoại khi bê tông đã đủ tuổi để đối chứng với mẫu đúc.

+ Đơn vị thi công bê tông phải chịu trách nhiệm chất lượng cấu kiện bê tông sau khi đổ.

Kiểm tra độ sụt bê tông và lấy mẫu thử bê tông trước khi đổ.

Nghiệm thu bê tông:

+ Việc nghiệm thu bê tông tại chỗ tiến hành theo TCVN 4453- 95, hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài đã được Bộ Xây dựng công nhận, khi có thoả thuận với chủ đầu tư công trình.

+ Kết quả kiểm tra tại hiện trường phải ghi vào nhật ký công trình hoặc có văn bản riêng.

+ Biên bản nghiệm thu bê tông đã thi công phải kèm theo đầy đủ các chứng chỉ về chất lượng bê tông đã quy định tại khoản 2 Điều 23 quy định này.

Trường hợp bê tông phải xử lý kỹ thuật:

Trong hồ sơ kỹ thuật công trình phải có tài liệu (hoặc ghi trong nhật ký công trình) về cách xử lý (kèm theo phiếu xử lý của đơn vị thiết kế, nếu có), khối lượng, vị trí bê tông đã xử lý và phải có chữ ký của chủ đầu tư, cán bộ thi công và cán bộ giám sát nếu có.


Hy vọng bài đăng tiêu chuẩn về bê tông thương phẩm trong công trình xây dựng tại Hà Nội đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

Xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công biệt thự 3 tầng
Thủ tục xin giấy phép xây dựng đối với công trình nhà ở

Xây dựng nhà ở không chỉ là việc thực hiện một công trình mà còn liên quan đến Xem thêm

Xe bồn trở bê tông thương phẩm sản xuất từ trạm trộn tới công trình
Sản xuất bê tông thương phẩm theo quy định tại Hà Nội

Sản xuất bê tông thương phẩm là quá trình pha, trộn các loại vật liệu cát, đá, xi Xem thêm

Thi công đổ bê tông thương phẩm biệt thự 3 tầng tại Ba Vì
Bê tông thương phẩm trong công trình xây dựng tại Hà Nội

Bê tông thương phẩm (bê tông tươi) là loại bê tông trộn sẵn được sản xuất tại các Xem thêm

Đất phân lô bán nền, những hạn chế chuyển nhượng từ 1/1/2025
Phân lô bán nền, điều kiện để chuyển nhượng từ 1/8/2024

Từ 1/8/2024, hoạt động phân lô bán nền sẽ bị hạn chế bởi luật kinh doanh bất động Xem thêm