Các yêu cầu thiết kế thông gió, điều hòa không khí

Hoàn thiện thông tầng, thông gió tầng 1 lên trên.

Thiết kế thông gió, điều hòa không khí trong nhà và công trình công cộng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe lâu dài của người sử dụng. Bài đăng này là trích dẫn mục 7.3 trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về các yêu cầu khi thiết kế thông gió, điều hòa không khí. Mời quý vị tham khảo.

Góc thông tầng, thông gió từ tầng 1 lên trên – Thực tế thi công nội thất nhà phố Tây Hồ.

Tiêu chuẩn thông gió, điều hòa không khí

1. Các không gian trong nhà và công trình công cộng phải được thông gió tự nhiên. Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng trường hợp có thể sử dụng thông gió cơ khí hoặc thiết bị điều hòa không khí.

2. Cần sử dụng các giải pháp kiến trúc và vật lý kiến trúc để thiết kế kết cấu bao che nhằm giữ được nhiệt, tránh gió lạnh về mùa đông, tránh nắng nóng về mùa hè, tuân theo các qui định trong TCVN 4605.

3. Thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí phải tuân theo các qui định trong tiêu chuẩn TCVN 5687:2010.

4. Đường ống gió phải được thiết kế bằng vật liệu không cháy. Không sử dụng các loại ống giòn, dễ vỡ. Tiết diện ống phải đáp ứng yêu cầu vận chuyển không khí, Đảm bảo độ kín, độ trơn nhẵn của bề mặt bên trong đường ống (trát, dán bằng vật liệu trơn nhẵn…) của đường ống để không chứa hơi khí dễ ngưng tụ, đảm bảo khả năng làm vệ sinh ống gió.

5. Lỗ chừa cho ống gió xuyên qua tường, vách hay sàn công trình phải được chèn bằng vật liệu không cháy và đảm bảo đủ giới hạn chịu lửa của tường ngăn mà ống đi xuyên qua.

6. Lỗ gió vào của đường ống gió phải có lưới chắn.

7. Các thiết bị hút thải phải có van một chiều để tránh hiện tượng khí thải bị đẩy ngược vào trong nhà và có giải pháp chống cháy nổ cho các thiết bị thông gió – điều hòa không khí theo các qui định có liên quan.

8. Đối với các nhà và công trình công cộng có tầng hầm cần được thiết kế hệ thống thông gió cơ khí, đảm bảo hệ số trao đổi không khí là 10 lần/h. Đối với khu vực đổ xe cần đảm bảo luôn nằm trong vùng áp suất âm để tránh hiện tượng lan truyền khí CO sang các không gian liền kề có người sử dụng.

9. Bên trong nhà và công trình công cộng không nên đề xuất hiện hiện tượng đọng sương, nồm, ẩm. Yêu cầu thiết kế chống nồm ẩm tuân theo qui định trong TCXD 230:1998.


Hy vọng bài đăng tiêu chuẩn về các yêu cầu khi thiết kế thông gió, điều hòa không khí đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

TCVN 11901-1: 2017 - Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt
Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Nguyên tắc chung

Các nguyên tắc chung để phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt được quy định trong Xem thêm

Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017
Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017

Dung sai kích thước với gỗ dán được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 11900: 2017 Xem thêm

Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng TCVN 11204:2015
Gỗ dán, Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng – TCVN 11204:2015

Yêu cầu kỹ thuật, phân loại, phương pháp thử gỗ dán trang trí bằng ván mỏng được quy Xem thêm

Phân loại gỗ dán theo tiêu chuẩn TCVN 5695:2015
Phân loại gỗ dán theo tiêu chuẩn TCVN 5695:2015

Gỗ dán (hay còn gọi là ván ép) là một loại vật liệu được làm từ nhiều lớp Xem thêm

Phương pháp thử ván sàn gỗ - TCVN 7961:2008 - thi công lát sàn
Phương pháp thử ván sàn gỗ – TCVN 7961:2008

Ván sàn gỗ cần đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về kích thước, khuyết tật, độ bóng Xem thêm

Ván sàn gỗ - Yêu cầu kỹ thuật - TCVN 7960:2008 - thi công lát sàn
Ván sàn gỗ – Yêu cầu kỹ thuật – TCVN 7960:2008

Ván sàn gỗ trong xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật quy định trong tiêu Xem thêm