Môi trường sử dụng gỗ được phân loại dựa theo các tác nhân sinh học gây hại cho gỗ. Môi trường càng nhiều tác nhân gây hại thì độ bền lâu của gỗ sẽ càng bị ảnh hưởng. Bài viết này là trích dẫn tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 8167: 2009 – Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm từ gỗ – Loại môi trường sử dụng”. Mời quý vị tham khảo.
Đồ gỗ trong quá trình thi công nội thất.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định năm loại môi trường đại diện cho các tình trạng sử dụng khác nhau của gỗ và sản phẩm từ gỗ. Các nhóm nhỏ cũng được quy định tương ứng với các loại môi trường sử dụng này.
Chú thích: Tùy theo yêu cầu, các nhóm nhỏ có thể có hoặc không có trong nội dung Tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng riêng cho việc bảo quản và qui trình xử lý sơ bộ đối với gỗ và sản phẩm từ gỗ. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho gỗ và các qui trình sửa chữa và loại bỏ hoàn toàn các tổn hại đã có trong gỗ. Phụ lục của tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn áp dụng việc phân loại để xác định việc xử lý bảo quản, gỗ qua xử lý, gỗ bền tự nhiên và biến tính nhưng không đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
2. Định nghĩa loại môi trường sử dụng
2.1. Khái quát
Hệ thống phân loại môi trường sử dụng này được dẫn xuất từ các nguyên tắc cơ bản sử dụng trong một số hệ thống tiêu chuẩn về độ bền tự nhiên. Loại môi trường sử dụng 1 đại diện cho điều kiện sử dụng ít khắc nghiệt nhất cần rất ít tác nhân sinh học chống xuống cấp và loại môi trường sử dụng 5 đại diện cho điều kiện sử dụng khắc nghiệt nhất cần rất nhiều tác nhân sinh học chống xuống cấp. Trong mỗi loại môi trường sử dụng lại chia ra các nhóm dựa trên điều kiện sử dụng khác nhau hoặc sự khác nhau về tác nhân sinh học quyết định mức độ khác nhau trong xử lý bảo quản hoặc độ bền lâu tự nhiên, hoặc áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau. Trong trường hợp không có sự phân loại tiếp thì áp dụng tất cả tác nhân sinh học nêu trong Bảng 1.
2.2. Loại môi trường sử dụng 1
Loại môi trường sử dụng 1 áp dụng trong trường hợp mà gỗ và sản phẩm gỗ được sử dụng dưới mái che, cách ly hoàn toàn môi trường bên ngoài và ẩm. Loại này không cho phép nấm mối xâm nhập, nhưng có thể có các loài côn trùng đục gỗ như lyctid, anobiid và cerambycid, và ở một số vùng còn có các giống mối xác định. Loại môi trường sử dụng 1 lại được chia thành hai nhóm ứng với các tác nhân sinh học khác nhau theo vùng địa lý. Loại 1A ứng với vùng có các loài côn trùng đục gỗ được coi là tác nhân gây tổn hại nhiều về kinh tế. Loại 1B ứng với vùng còn có thêm các loài mối đục gỗ khô được coi là tác nhân gây tổn hại nhiều về kinh tế.
2.3. Loại môi trường sử dụng 2
Loại môi trường sử dụng 2 áp dụng trong trường hợp mà gỗ và sản phẩm gỗ được sử dụng dưới mái che, cách ly môi trường bên ngoài, nhưng không hoàn toàn mà thỉnh thoảng vẫn bị tiếp xúc với ẩm. Ngoài ra loại này có thể sử dụng trong môi trường có bộ bọ cánh cứng đục thân và nấm mục xâm nhập. Loại môi trường sử dụng 2 lại được chia thành hai nhóm ứng với các tác nhân sinh học khác nhau theo vùng địa lý. Loại 2A ứng với vùng có các loài nấm làm mục gỗ được coi là tác nhân gây tổn hại nhiều về kinh tế. Loại 2B ứng với vùng có các loài mối được coi là tác nhân gây tổn hại nhiều về kinh tế.
2.4. Loại môi trường sử dụng 3
Loại môi trường sử dụng 3 áp dụng trong trường hợp mà gỗ và sản phẩm gỗ được sử dụng ngoài trời nhưng không tiếp xúc trực tiếp với đất. Loại gỗ này hoặc luôn phải tiếp xúc với thời tiết hoặc được bảo vệ nhưng luôn bị ẩm ướt. Loại môi trường sử dụng 3 lại được chia thành hai nhóm, 3.1 và 3.2, ứng với mức độ tiếp xúc với môi trường khác nhau. Nhóm 3.1 đại diện cho sản phẩm gỗ có vỏ bọc hoặc có phủ và được thiết kế bề mặt thoát nước hoặc được bảo vệ tương tự. Nhóm 3.2 đại diện cho sản phẩm gỗ tiếp xúc trực tiếp với môi trường và các con mọt, nấm phân hủy, nấm mục luôn có khả năng hiện diện. Ở một số vùng còn có mối đe dọa.
2.5. Loại môi trường sử dụng 4
Loại môi trường sử dụng 4 áp dụng trong trường hợp mà gỗ và sản phẩm gỗ luôn tiếp xúc với nền hoặc ẩm ướt, có nhiều nguy cơ luôn trong môi trường ẩm. Loại môi trường sử dụng 4 lại được chia thành hai nhóm, nhóm 4.1 và 4.2, ứng với mức độ điều kiện nền đất và môi trường ngâm nước khác nhau. Nhóm 4.1 đại diện cho loại đất ít canh tác, không được cày xới. Nhóm 4.2 đại diện cho loại đất được chăm sóc cẩn thận, nơi mà các chất vô cơ, phân bón và nước tưới cho cây trồng có thể tạo ra hoạt chất sinh học ở mức độ cao. Loại đất trồng trọt giúp cho côn trùng đục gỗ phát triển cũng được xếp vào nhóm này. Nhóm 4.2 chịu tiếp xúc thường xuyên với nước ngọt. Các bộ bọ cánh cứng, nấm phân hủy, nấm mục luôn có khả năng hiện diện. Ở một số vùng còn có mối đe dọa.
2.6. Loại môi trường sử dụng 5
Loại môi trường sử dụng 5 áp dụng trong trường hợp mà gỗ và sản phẩm gỗ thường xuyên hoặc luôn luôn bị ngâm trong nước mặn. Ở các phần không bị ngâm trong nước, các con côn trùng đục gỗ, nấm phân hủy, nấm mục luôn có khả năng tấn công. Ngoài ra, các phần bị ngâm trong nước luôn có nguy cơ bị hà biển xâm nhập phá hoại.
Loại môi trường sử dụng 5 lại được chia thành ba nhóm ứng với các nhóm tác nhân sinh học khác nhau trên cơ sở các vùng địa lý khác nhau. Nhóm 5A đại diện cho vùng có nhiều khả năng teredinid và limnoria xâm nhập và được coi là gây tổn hại nhiều về kinh tế. Nhóm 5B đại diện cho vùng có nhiều khả năng teredinid, limnoria và limnoria creosot được coi là gây tổn hại nhiều về kinh tế. Nhóm 5C đại diện cho vùng có nhiều khả năng teredinid, limnoria (kể cả limnoria creosot) và pholat được coi là gây tổn hại nhiều về kinh tế.
2.7. Được bảo vệ
Khái niệm “được bảo vệ” trong tiêu chuẩn này có nghĩa là được bảo vệ tránh tác động trực tiếp của môi trường hoặc cách ly với ẩm (ví dụ bằng cách nghiên cứu hoặc ứng dụng lớp phủ bảo vệ bề mặt).
3. Áp dụng loại môi trường sử dụng trong tiêu chuẩn
Phụ lục A mô tả việc áp dụng hệ thống các loại môi trường sử dụng trong Tiêu chuẩn quốc gia bằng nhiều cách khác nhau1). Có thể hoặc không cần sử dụng loại môi trường sử dụng để xác định phương pháp đánh giá đối với thuốc bảo quản hoặc nhập khẩu xử lý bảo vệ mới hoặc nhập khẩu mới các loài có độ bền lâu tự nhiên cho từng loại. Các loại môi trường sử dụng có thể đưa ra hoặc không đưa ra tuổi thọ thiết kế xác định.
Chú thích:
1) Cần liên lạc với Bộ chủ quản để xác định việc áp dụng hệ thống loại môi trường sử dụng này.
Loại | Điều kiện sử dụng | Mục đích sử dụng | Tác nhân sinh học | |||
1 | Trong nhà, khô | Khung Mái gỗ | – Côn trùng | A | Sâu bướm đục gỗ | |
B | Tương tự như 1A và mối đục gỗ khô | |||||
2 | Trong nhà, ẩm ướt | Khung Mái gỗ | – Mọt – Nấm phân hủy gỗ; – Mối | A | Tương tự như 1A và nấm mục | |
B | Tương tự như 2A và mối | |||||
3 | 3.1 | Ngoài nhà, phía trên nền đất và được bảo vệ cách ly môi trường | Mối nối ngoài nhà | – Mọt; – Nấm phân hủy; – Nấm mục; – Mối | ||
3.2 | Ngoài nhà, phía trên nền đất và không được bảo vệ cách ly môi trường | Tấm che Tấm mái | ||||
4 | 4.1 | Dưới nền đất | Cột rào gỗ trang trí | Như 3 và nấm mục | ||
4.2 | Dưới nền đất, điều kiện khắc nghiệt, nước ngọt | Tháp nước làm mát | ||||
5 | Dưới biển | Thân thuyền Cọc biển Cầu tàu | Như 4 và hà biển | A | Teridinids và Limnoria | |
B | Như 5A và creosote- tolerant Limnoria | |||||
C | Như 5B và pholads. | |||||
Có thể đưa ra nhóm môi trường sử dụng cao hơn nếu điều kiện sử dụng đòi hỏi mức độ rủi ro cao hơn so với các loại thông thường đã nêu. | ||||||
Chú thích: Không cần thiết phải bảo vệ để chống các tác nhân sinh học, nếu như chúng không xuất hiện hoặc không có ý nghĩa kinh tế ở các nơi sử dụng và các vùng địa lý khác nhau. |
Hy vọng bài đăng sản phẩm từ gỗ, những lưu ý về môi trường sử dụng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167: 2009 đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.