Thi công khối xây đá hộc và bê tông đá hộc

Thi công khối xây đá hộc và bê tông đá hộc

Đá hộc là đá tự nhiên, cường độ chịu nén cao, kích thước lớn, nhiều góc cạnh. Khối xây bê tông đá hộc và bê tông đá hộc là một dạng kết cấu được tạo thành từ việc thi công đổ bê tông, vữa xây bao quanh các viên đá hộc, thường được sử dụng làm móng, tường chắn đất, đập nước, hoặc cầu cống. Đây là giải pháp tiết kiệm vật liệu và chi phí trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi sử dụng các loại đá tự nhiên sẵn có tại địa phương. Bài đăng này là trích dẫn “Mục 5.2 – Khối xây đá hộc và bê tông đá hộc” trong tiêu chuẩn TCVN 4085:2011 về các yêu cầu khi thi công. Mời quý vị tham khảo.



Khối đá hộc có kích thước lớn, nhiều góc cạnh.

Thi công khối xây đá hộc và bê tông đá hộc

1. Trước khi xây, đáy hố móng phải được dọn sạch, sửa phẳng, hàng đầu tiên và những chỗ góc và những chỗ chuyển tiếp móng, cần chọn những viên đá lớn, phẳng đáy để xây. Những viên đá sứt vỡ nên xây ở phía trong khối xây đá hộc, nhưng phải dùng đá nhỏ chèn vào chỗ gẫy.

2. Khi xây móng, phải đặt đá hộc thành từng hàng cao 0,3 m, khi xây tường – mỗi hàng cao 0,25 m.

Trong mỗi hàng đá xây đều phải có các hòn đá câu chặt, tạo hệ giằng theo các yêu cầu dưới đây:

– Mỗi mét vuông trên bề mặt đứng của tường phải có ít nhất một hòn đá câu dài 0,40 m;

– Khi xây tường đá dày không lớn hơn 0,40 m phải đặt mỗi mét vuông 3 viên đá câu suốt cả chân tường.

3. Khi xây cột, trụ, phải đặt hộc thành từng hàng cao 0,25 m. Cần chọn những viên đá dài, dày mình; không nên dùng đá vát cạnh, đá mỏng. Phải bố trí các viên đá mặt có chân cắm sâu vào khối xây.

Khi xây tường giao nhau, trong từng hàng phải bố trí các viên đá câu chặt các đầu tường với nhau. Không xây theo kiểu dựng bia trong các khối xây móng, tường, cột, trụ. Phải chèn đệm chặt các khe mạch rỗng bên trong khuôn xây bằng vữa và đá nhỏ. Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như bên trong khối xây. Không được đặt đá tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không đệm vữa.

4. Khi xây đá hộc không thành hàng (đá hộc thô), ngoài những yêu cầu như đối với đá hộc xây thành lớp, phải tuân theo những quy định sau đây:

– Chiều dày các mạch vữa không lớn hơn 20 mm và phải đều nhau; các mạch xây ngang dọc không được tập trung vào thành một điểm nút, không để những mạch chéo nhau, những mạch đứng song song, mạch chéo chữ thập, mạch vữa lồi lõm;

– Đá lớn nhỏ phải phân bố đều trong khối xây. Không chèn đá vụn vào các mạch vữa ngoài mặt khối xây.

5. Khi xây đá đẽo, chiều dày mạch vữa không lớn hơn 15 mm, mặt ngoài phải phẳng nhẵn ở các góc phải xây theo kiểu chồng cũi lợn bằng các viên đá dài, rộng ít nhất là 0,30 m. Khi đặt phải chú ý cho thớ dọc viên đá tương đối thẳng góc với phương chịu lực.

Mạch vữa đứng cần được nhồi chặt vữa bằng bay hay bằng thanh thép Ø10. Mạch xây phải theo đúng sơ đồ thiết kế.

6. Không xây móng đá hộc ở nơi đất lún. Đá quả dừa (cuội tròn nhẵn) chỉ dùng xây móng nhà không lớn hơn 2 tầng.

Bề mặt tường phô ra ngoài yêu cầu phải phẳng, nhẵn.

7. Lớp ốp gạch (hoặc đá) của khối xây đá hộc cần phải làm cùng lúc với khối xây. Cách từ 4 đến 6 hàng gạch dọc, nhưng không quá 0,6 m, phải giằng bằng một hàng gạch ngang; hàng gạch ngang này phải trùng với mạch ngang của khối tường xây đá hộc.

8. Khi thi công, độ chênh lệch chiều cao giữa những phần tường kề nhau không được lớn hơn 12 m. Chiều cao của tường (bằng đá hộc hay bê tông đá hộc) khi tạm ngừng trong giai đoạn thi công không được lớn hơn 1,2 m.

Trường hợp riêng (do điều kiện thi công tạo ra) có thể tăng chiều cao ngừng tới 4 m nhưng cần phải có biện pháp đảm bảo độ ổn định và quá trình liền khối của khối xây.

9. Trước khi ngừng xây, phải nhét đầy vữa và chèn đá nhỏ vào các khe rỗng bên trong hàng đá xây trên cùng. Khi xây tiếp, phải trải vữa trên bề mặt hàng này.

Trong mùa hè, mùa khô, khi ngừng tạm thời thì phải tưới nước cho khối xây đá hộc và bê tông đá hộc luôn luôn ẩm. Trước khi tiếp tục thi công, trên bề mặt của hàng đá hộc và bê tông đá hộc phải dọn sạch rác bẩn và tưới nước.

10. Khi thi công khối xây bê tông đá hộc, việc chế tạo hỗn hợp bê tông, dựng lắp và tháo dỡ ván khuôn, việc kiểm tra chất lượng bê tông phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCVN 4453 : 1995.

11. Khối xây bê tông đá hộc là hỗn hợp của bê tông và đá hộc. Thể tích đá hộc trong bê tông chiếm khoảng 1/2 thể tích khối xây.

Trong khối xây bê tông đá hộc, hỗn hợp bê tông được dải theo từng lớp ngang dọc dày không lớn hơn 0,2 m. Đá hộc được độn liên tục thành hàng vào lớp bê tông đó cho ngập quá nửa chiều dày đá và khoảng cách giữa các hàng từ 4 mm đến 6 mm. Kích thước của viên đá không được lớn hơn 1/3 chiều dày của kết cấu. Không được thả đá vào hỗn hợp bê tông đã bắt đầu dính kết.

12. Khối xây bê tông đá hộc được đầm rung từng lớp, hỗn hợp bê tông phải có độ sụt từ 5 mm đến 7 mm.

Khi khối lượng công tác nhỏ, cho phép không đầm rung mà dùng đầm tay, nhưng bê tông phải có độ sụt từ 8 mm đến 12 mm.

13. Khi thành hố móng thẳng đứng và vững chắc, cho phép sử dụng thành hố móng thay cho ván khuôn để thi công bê tông đá hộc.

14. Chỉ được ngừng thi công sau khi đã độn xong đá hộc vào lớp bê tông và đầm chặt. Nếu xây tiếp phải dọn sạch rác bẩn và tưới nước bề mặt lớp bê tông đá hộc cũ rồi mới bắt đầu rải hỗn hợp bê tông.

15. Việc bảo dưỡng khối xây đá hộc và bê tông đá hộc trong vùng khí hậu nóng, khô cũng phải tiến hành giống như bảo dưỡng cho các kết cấu bê tông toàn khối.


Hy vọng phần trích dẫn “Khối xây đá hộc và bê tông đá hộc” theo tiêu chuẩn TCVN 4085:2011 đã mang đến cho quý vị những thông tin bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017
Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017

Dung sai kích thước với gỗ dán được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 11900: 2017 Xem thêm

Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng TCVN 11204:2015
Gỗ dán, Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng – TCVN 11204:2015

Yêu cầu kỹ thuật, phân loại, phương pháp thử gỗ dán trang trí bằng ván mỏng được quy Xem thêm

Phân loại gỗ dán theo tiêu chuẩn TCVN 5695:2015
Phân loại gỗ dán theo tiêu chuẩn TCVN 5695:2015

Gỗ dán (hay còn gọi là ván ép) là một loại vật liệu được làm từ nhiều lớp Xem thêm

Phương pháp thử ván sàn gỗ - TCVN 7961:2008 - thi công lát sàn
Phương pháp thử ván sàn gỗ – TCVN 7961:2008

Ván sàn gỗ cần đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về kích thước, khuyết tật, độ bóng Xem thêm

Ván sàn gỗ - Yêu cầu kỹ thuật - TCVN 7960:2008 - thi công lát sàn
Ván sàn gỗ – Yêu cầu kỹ thuật – TCVN 7960:2008

Ván sàn gỗ trong xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật quy định trong tiêu Xem thêm

Cửa kim loại tiêu chuẩn TCVN 9366-2:2012
Cửa kim loại: Tiêu chuẩn TCVN 9366-2:2012 đối với cửa sổ, cửa đi

Yêu cầu kỹ thuật đối với cửa kim loại cũng giống như đối với cửa gỗ ở các Xem thêm