Tiêu chuẩn kiểm tra và nghiệm thu công trác trát

Kiểm tra và nghiệm thu công trác trát theo tiêu chuẩn

Kiểm tra và nghiệm thu công tác trát cần thực hiện theo tiêu chuẩn để đảm bảo độ phẳng bề mặt, độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát. Bài đăng này trích dẫn mục 5.1 (kiểm tra), 5.2 (nghiệm thu) công tác trát theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9377-2:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu – Phần 2, kết hợp một số hình ảnh thực tế thi công do Hoàng Gia RIC thực hiện. Mời quý vị tham khảo.



Ảnh chụp kiểm tra công tác trát.

Kiểm tra và nghiệm thu công tác trát

5.1 Kiểm tra

5.1.1 Công tác kiểm tra chất lượng trát tiến hành theo trình tự thi công và bao gồm các chỉ tiêu chính như sau:

– Độ phẳng mặt trát;

– Độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát. Vữa dùng trát lót và trát mặt ngoài phải đảm bảo cường độ thiết kế quy định và thực hiện như 4.1.5 và 4.2.9.1;

– Các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.

5.1.2 Mặt trát phải thỏa mãn các yêu cầu:

– Lớp vữa trát phải dính chắc với kết cấu, không bị bong rộp. Kiểm tra độ bám dính thực hiện bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát. Tất cả những chỗ bộp phải phá ra trát lại;

– Mặt trát phẳng, không gồ ghề cục bộ;

– Bề mặt vữa trát không được có vết rạn chân chim, không có vết vữa chẩy, vết hằn của dụng cụ trát, vết lồi lõm, không có các khuyết tật ở góc cạnh, gờ chân tường, gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp với các vị trí đặt thiết bị, điện vệ sinh thoát nước…;

– Các đường gờ cạnh của tường phải thẳng, sắc nét. Các đường vuông góc phải kiểm tra bằng thước vuông. Các cạnh cửa sổ, cửa đi phải song song nhau. Mặt trên của bệ cửa có độ dốc theo thiết kế. Lớp vữa trát phải chèn sâu vào dưới nẹp khuôn cửa ít nhất là 10 mm;

– Dung sai của mặt trát không vượt quá các quy định trong Bảng 4.

Tên các mặt trát hay các chi tiếtTrị số sai lệch mặt trát
Trát bình thườngTrát chất lượng caoTrát chất lượng rất cao
Độ không bằng phẳng kiểm tra bằng thước dài 2 mSố chỗ lồi lõm không quá 3 mm, độ sâu vết lõm nhỏ hơn 5 mmSố chỗ lồi lõm không quá 2 mm, độ sâu vết lõm nhỏ hơn 3 mmSố chỗ lồi lõm không quá 2 mm, độ sâu vết lõm nhỏ hơn 2 mm
Độ sai lệch theo phương thẳng đứng của mặt tường và trần nhàNhỏ hơn 15 mm suốt chiều dài hay chiều rộng phòngNhỏ hơn 2 mm trên 1 m dài chiều cao hay chiều rộng và 10 mm trên toàn chiều cao hay chiều rộng phòngNhỏ hơn 2 mm trên 1 m chiều cao hay chiều dài và nhỏ hơn 5 mm trên suốt chiều cao hay chiều dài phòng
Đường nghiêng của đường gờ mép cộtNhỏ hơn 10 mm trên suốt chiều cao kết cấuNhỏ hơn 2 mm trên 1 m chiều cao và 5 mm trên toàn chiều cao kết cấuNhỏ hơn 1 mm trên 1 m chiều cao và 3 mm trên toàn bộ chiều cao kết cấu
Độ sai lệch bán kính của các phòng lượn cong10 mm7 mm5 mm
Độ sai lệch bệ cửa sổ, cửa đi, cột trụ, phần tường nhô ra so với phương ngang và phương thẳng đứngNhỏ hơn hoặc bằng 3 mm trên 1 m dài và 10 mm trên toàn bộ chiều dài cấu kiệnNhỏ hơn hoặc bằng 1 mm trên 1 m dài và 3 mm trên toàn bộ chiều dài cấu kiệnNhỏ hơn hoặc bằng 0,5 mm trên 1 m dài và 1 mm trên toàn bộ chiều dài cấu kiện
Sai số chiều dày lớp trát so với thiết kếNhỏ hơn hoặc bằng 3 mmNhỏ hơn hoặc bằng 1 mmNhỏ hơn hoặc bằng 1 mm
Bảng 4 – Dung sai cho phép của bề mặt trát.

5.2 Nghiệm thu

Nghiệm thu công tác trát được tiến hành tại hiện trường. Hồ sơ nghiệm thu gồm:

– Các kết quả thí nghiệm vật liệu lấy tại hiện trường.

– Biên bản nghiệm thu vật liệu trát trước khi sử dụng vào công trình;

– Hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất, cung cấp vật liệu;

– Các biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành;

– Nhật ký công trình.


Hy vọng bài đăng tiêu chuẩn về “Kiểm tra và nghiệm thu công tác trát” đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

TCVN 11902:2017 Yêu cầu kỹ thuật đối với gỗ dán ván mỏng
TCVN 11902:2017- Yêu cầu kỹ thuật đối với gỗ dán

Gỗ dán cần đảm bảo các yêu cầu về vật liệu, sản xuất tấm, kích thước và dung Xem thêm

TCVN-11901-3-2017 Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Gỗ mềm
Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Gỗ mềm

Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt phần “Gỗ mềm” được quy định trong tiêu chuẩn Xem thêm

Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Gỗ cứng

Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt, phần “Gỗ cứng” được quy định trong tiêu chuẩn Xem thêm

TCVN 11901-1: 2017 - Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt
Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Nguyên tắc chung

Các nguyên tắc chung để phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt được quy định trong Xem thêm

Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017
Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017

Dung sai kích thước với gỗ dán được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 11900: 2017 Xem thêm

Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng TCVN 11204:2015
Gỗ dán, Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng – TCVN 11204:2015

Yêu cầu kỹ thuật, phân loại, phương pháp thử gỗ dán trang trí bằng ván mỏng được quy Xem thêm