Tiêu chuẩn nghiệm thu các kết cấu gạch đá

TCVN 4085:2011 Tiêu chuẩn thi công nghiệm thu các kết cấu gạch đá

Nghiệm thu các kết cấu gạch đá cần thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 4085:2011 – Kết cấu gạch đá – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. Bài đăng này là trích dẫn “Mục 6 – Nghiệm thu các kết cấu gạch đá” trong tiêu chuẩn nêu trên. Mời quý vị tham khảo.




Thi công kết cấu tường gạch tại công trường Hoàng Gia RIC.

Tiêu chuẩn nghiệm thu kết cấu gạch, đá

1. Việc nghiệm thu công tác thi công kết cấu gạch đá phải được tiến hành trước khi trát bề mặt.

Công tác nghiệm thu phải căn cứ theo các tài liệu và các tiêu chuẩn sau:

– Thiết kế nhà và công trình;

– Bản vẽ thi công nhà và công trình;

– Nhật kí công trình;

– Các tài liệu về địa chất nền, móng;

– Biên bản thí nghiệm vữa và các loại vật liệu;

– Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình;

– Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu các kết cấu gạch đá;

– Nghiệm thu các công trình xây dựng.

2. Công tác nghiệm thu phải tiến hành:

– Kiểm tra mức độ hoàn thành công tác thi công theo yêu cầu của thiết kế, và các tài liệu liên quan khác;

– Lập biên bản ghi rõ các sai sót phát hiện trong quá trình nghiệm thu, quy định rõ thời gian sửa chữa và đánh giá chất lượng công trình.

3. Khi nghiệm thu công tác thi công các kết cấu gạch đá, phải kiểm tra những việc sau:

– Bảo đảm ở các nguyên tắc xây ở các mặt đứng, mặt ngang, các góc của khối xây (mạch không trùng, chiều dày, độ đặc của mạch, độ thẳng đứng và nằm ngang, độ phẳng và thẳng góc v.v…);

– Chiều dày và độ đặc của các mạch vữa liên kết, vị trí các hàng gạch giằng;

– Việc đặt đúng và đủ các bộ mặt giằng neo;

– Việc thi công chính xác các khe lún, khe co giãn;

– Việc thi công đúng các đường ống thông hơi, ống dẫn khói, vị trí các lỗ chừa sẵn để đặt đường ống, đường dây sau này;

– Chất lượng mặt tường được ốp bằng đá ốp hoặc các loại gạch ốp khác;

– Kích thước của khối xây;

– Đặt và gia công cốt thép;

– Các tài liệu xác định mác vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm được sử dụng;

Đối với tường xây gạch không trát phải đảm bảo: mặt ngoài các tường phải có màu sắc đồng đều, yêu cầu về mạch xây và miết mạch, các đường nét trang trí phải theo đúng thiết kế.

4. Những kết cấu và bộ phận công trình sẽ bị các kết cấu và bộ phận công trình làm sau che khuất phải được kiểm tra và nghiệm thu trước khi thi công các kết cấu và bộ phận công trình làm sau.

5. Công tác thi công những phần khuất sau đây cần lập biên bản nghiệm thu:

– Chất lượng và trạng thái đất nền, chiều sâu chôn móng, kích thước móng, chất lượng khối xây móng, công tác chống thấm ở móng và tường tầng hầm;

– Khe lún và khe co giãn;

– Các lớp cách li trong khối xây;

– Việc đặt cốt thép, các chi tiết bằng thép trong khối xây và các biện phải chống gỉ;

– Các chi tiết ngầm, neo cố định ô văng, ban công, sê nô;

– Gối tựa của dàn dầm, bản lên tường, cột và các tấm đệm dưới đầu dầm, việc neo giữa những kết cấu thép và chống mối mọt cho các kết cấu gỗ đặt trên tường, cột;

– Công tác lắp dựng và sai lệch cho phép;

– Các phần khuất khác.

6. Chất lượng của vật liệu, các bán thành phẩm và thành phẩm chế tạo tại nhà máy, khi nghiệm thu phải căn cứ vào lí lịch sản xuất của nhà máy. Chất lượng vữa và bê tông sản xuất tại công trường thì căn cứ vào kết quả thí nghiệm mẫu lấy tại hiện trường.

Việc nghiệm thu vật liệu phải lập thành biên bản, những vật liệu không hợp lệ phải loại bỏ và xử lí ngay.

7. Việc nghiệm thu các bộ phận đặc biệt của kết cấu, bể chứa, tường tầng ngầm, vòm hay vỏ mỏng phải lập thành các biên bản riêng.

8. Khi nghiệm thu các kết cấu gạch đá xây trong vùng có động đất còn phải kiểm tra thêm:

– Đai gia cường tại mức mặt móng;

– Các đai kháng chấn theo từng tầng;

– Việc liên kết các tường mỏng và vách mỏng với các tường chịu lực, với khung và với các sàn;

– Việc gia cường các tường gạch bằng các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép và đổ tại chỗ;

– Neo các cấu kiện nhô lên khỏi sàn tầng áp mái, cũng như cường độ bám dính của vữa với các vật liệu tường gạch.

9. Độ sai lệch so với thiết kế về: kích thước, vị trí đặt và độ xê dịch trong các kết cấu gạch đá không được lớn hơn các trị số ghi trong Bảng 4 và các chỉ tiêu giới hạn về đánh giá chất lượng công trình.

Độ sai lệch của trục kết cấu và sai lệch cao độ theo chiều cao của tầng, phải được điều chỉnh lại ở tầng tiếp theo.

Nếu sai lệch thực tế ở các kết cấu gạch đá lớn hơn quy định ở Bảng 4 thì việc tiếp tục thi công phải do cơ quan thiết kế quy định.

Sai lệch vị trí gối tựa dưới dầm và dầm cầu chạy trong mặt bằng so với vị trí thiết kế không được lớn hơn 5 mm.

Tên sai lệchTrị số sai lệch cho phép (mm)
Đối với kết cấu bằng đá hộc và bê tông đá hộcĐối với kết cấu gạch đá đẽo có hình dáng đều đặn, blốc, tấm lớn
MóngTườngCộtMóngTườngCột
1. Sai lệch so với kích thước thiết kế:      
– Chiều dày kết cấu±30±20±2015±15±10
– Cao độ của các khối xây và các tầng-25-15-15-10-10
– Chiều rộng mảng tường giữa các cửa+15+1515
– Chiều rộng ở các ô cửa sổ cạnh nhau-2020
– Xê dịch trục các kết cấu2020102010
2. Sai lệch mặt phẳng và góc giữa 2 mặt phẳng của khối xây so với phương thẳng đứng:      
– Một tầng15101010
– Toàn chiều cao nhà202015101030
3. Độ lệch hàng khối xây trên chiều dài 10 m so với phương ngang3030302030
4. Độ gồ ghề trên bề mặt thẳng đứng khối xây (phát hiện khi kiểm tra bằng thước 2 m):      
– Trên bề mặt không trát2015155105
– Trên bề mặt có trát15155

Bảng 4 – Trị số sai lệch cho phép.


Hy vọng phần trích dẫn “Tiêu chuẩn nghiệm thu các kết cấu gạch đá” theo TCVN 4085:2011 đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017
Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017

Dung sai kích thước với gỗ dán được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 11900: 2017 Xem thêm

Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng TCVN 11204:2015
Gỗ dán, Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng – TCVN 11204:2015

Yêu cầu kỹ thuật, phân loại, phương pháp thử gỗ dán trang trí bằng ván mỏng được quy Xem thêm

Phân loại gỗ dán theo tiêu chuẩn TCVN 5695:2015
Phân loại gỗ dán theo tiêu chuẩn TCVN 5695:2015

Gỗ dán (hay còn gọi là ván ép) là một loại vật liệu được làm từ nhiều lớp Xem thêm

Phương pháp thử ván sàn gỗ - TCVN 7961:2008 - thi công lát sàn
Phương pháp thử ván sàn gỗ – TCVN 7961:2008

Ván sàn gỗ cần đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về kích thước, khuyết tật, độ bóng Xem thêm

Ván sàn gỗ - Yêu cầu kỹ thuật - TCVN 7960:2008 - thi công lát sàn
Ván sàn gỗ – Yêu cầu kỹ thuật – TCVN 7960:2008

Ván sàn gỗ trong xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật quy định trong tiêu Xem thêm

Cửa kim loại tiêu chuẩn TCVN 9366-2:2012
Cửa kim loại: Tiêu chuẩn TCVN 9366-2:2012 đối với cửa sổ, cửa đi

Yêu cầu kỹ thuật đối với cửa kim loại cũng giống như đối với cửa gỗ ở các Xem thêm