Tiêu chuẩn thiết kế bậc thềm, lan can, đường dốc được quy định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 4319:2012 – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế nhà và công trình công cộng. Bài đăng này trích dẫn mục 6.4 trong bộ tiêu chuẩn trên về các yêu cầu đối với bậc thềm, lan can, đường dốc. Mời quý vị tham khảo.
Lan can tại sảnh tầng 1, biệt thự kiểu lâu đài Sóc Sơn.
Bậc thềm, lan can, đường dốc
1. Bậc thềm ở nơi tập trung đông người có số bậc lớn hơn 3 cần có lan can bảo vệ và bố trí tay vịn hai bên.
2. Chiều rộng mặt bậc của bậc thềm không nhỏ hơn 0,3 m. Chiều cao bậc không lớn hơn 0,15 m.
3. Ở tất cả nơi có tiếp giáp với bên ngoài (như ban công, hành lang ngoài, hành lang bên trong, giếng trời bên trong, mái có người lên, cầu thang ngoài nhà…) phải bố trí lan can bảo vệ và đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Lan can phải làm bằng vật liệu kiên cố, vững chắc, chịu được tải trọng ngang, được tính toán theo qui định trong TCVN 2737;
b) Chiều cao lan can không nhỏ hơn 1,1 m tính từ mặt sàn hoàn thiện đến phía trên tay vịn;
c) Trong khoảng cách 0,1 m tính từ mặt nhà hoặc mặt sàn của lan can không được để hở;
d) Khoảng cách thông thủy giữa các thanh đứng không lớn hơn 0,1 m;
e) Chiều cao tối thiểu của lan can được qui định trong Bảng 1.
Vị trí | Chiều cao tối thiểu (mm) |
1. Lô gia và sân thượng các vị trí cao từ 9 tầng trở lên | 1400 |
2. Vế thang, đường dốc | 900 |
3. Các vị trí khác | 1100 |
4. Đối với lối vào có bậc cần thiết kế đường dốc đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng với độ dốc từ 1/12 đến 1/20 và tuân theo qui định trong TCXDVN 264:2002.
5. Đường dốc phải bằng phẳng, không gồ ghề, không trơn trượt và có tay vịn ở cả hai phía.
Hy vọng các thông tin về tiêu chuẩn thiết kế bậc thềm, lan can, đường dốc đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.