Tiêu chuẩn về các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy

Nhà hàng buffet, đảm bảo tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong nhà và công trình công cộng có vai trò giúp phát hiện sớm nguy cơ cháy, cách ly khu cháy và giúp thoát nạn an toàn cho người sử dụng. Thiết kế phòng cháy, chữa cháy phải được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì công trình mới có thể đi vào sử dụng. Bài đăng này là trích dẫn mục 8 trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về các yêu cầu khi thiết kế phòng cháy, chữa cháy. Mời quý vị tham khảo.

Hệ thống hút khói âm trần – Thiết kế nhà hàng buffet hải sản Đồ Sơn.

Yêu cầu về hệ thống phòng cháy, chữa cháy

1. Thiết kế hệ thống phòng chống cháy cho nhà và công trình công cộng phải tuân theo qui định về an toàn cháy cho nhà và công trình, TCVN 3890, TCVN 2622, TCVN 6160, TCVN 6161 và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

2. Phải có đủ lối tiếp cận từ bên ngoài để các thiết bị chữa cháy tới gần công trình. Đường dành cho xe chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:

– Chiều rộng của mặt đường không nhỏ hơn 4,0 m cho mỗi làn xe;

– Chiều cao của khoảng không tính từ mặt đường lên phía trên không nhỏ hơn 4,25 m.

3. Bãi quay xe phải tuân thủ một trong các qui định sau:

– Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 17 m, một đỉnh nằm ở đường cụt, hai đỉnh nằm cân đối với hai bên đường;

– Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 15m;

– Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 15m;

– Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có kích thước không nhỏ hơn 5 m x 20 m.

4. Các bộ phận nhà và công trình công cộng thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng các bộ phận ngăn cháy, có bậc chịu lửa, giới hạn chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu theo qui định về an toàn cháy.

5. Các tường ngăn cháy, dùng để phân chia nhà thành các khoang ngăn cháy, phải được bố trí trên toàn bộ chiều cao nhà và phải bảo đảm không để cháy lan truyền từ phía nguồn cháy vào khoang ngăn cháy liền kề khi các kết cấu nhà ở phía có cháy bị sụp đổ.

6. Kết cấu của tầng hầm phải có bậc chịu lửa là bậc I và giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 120 min, được ngăn cách bằng tường, vách ngăn và chống cháy có giới hạn chịu lửa không ít hơn 2,5 h.

CHÚ THÍCH:

1) Trường hợp tầng hầm bố trí tổ hợp thương mại – dịch vụ công cộng thì phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động.

2) Trường hợp tầng hầm bố trí làm chỗ đỗ xe phải đảm bảo các yêu cầu ngăn cháy, thông gió và thoát nạn khi có sự cố.

7. Số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn từ các gian phòng, các tầng và các ngôi nhà được xác định theo số lượng người thoát nạn lớn nhất và khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ xa nhất có thể có người (sinh hoạt, làm việc) tới lối thoát nạn gần nhất.

8. Lối thoát nạn phải đi từ các không gian tầng 1 trực tiếp ra ngoài hoặc phải dẫn tới cầu thang bộ và tối thiểu có hai lối thoát nạn ra các hướng khác nhau. Các cửa thoát hiểm phải mở vào các buồng thang ở các tầng dưới và mở ra sân thượng ở các tầng trên.

9. Tầng hầm và nửa hầm phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn khi có diện tích lớn hơn 300 m2 hoặc khi hơn 15 người có mặt đồng thời.

10. Chiều cao thông thủy của lối thoát nạn không nhỏ hơn 1,9 m và chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 1,2 m.

11. Các lối thoát được coi là an toàn khi đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đi từ các phòng ở tầng một/tầng trệt trực tiếp ra ngoài, qua tiền sảnh ra ngoài, qua hành lang ra ngoài và buồng thang bộ ra ngoài;

b) Đi từ các phòng ở bất kỳ tầng nào (không kể tầng một/tầng trệt) ra buồng thang bộ, ra hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ, vào phòng sử dụng chung có lối ra trực tiếp vào buồng thang bộ;

c) Đi từ các phòng vào buồng thang có lối ra trực tiếp bên ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài.

CHÚ THÍCH: Các phương tiện cơ giới di chuyển người (thang máy nâng, thang cuốn) không được coi là lối thoát nạn an toàn.

12. Trên các lối thoát nạn không được phép làm cửa kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay.

13. Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát từ trong ra ngoài.

14. Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phòng, hoặc từ chỗ làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất, được đo theo trục của đường thoát nạn, phải được hạn chế tùy thuộc vào:

– Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng và hạng nguy hiểm cháy nổ của gian phòng và nhà;

– Số lượng người thoát nạn;

– Các thông số hình học của gian phòng và đường thoát nạn;

– Cấp nguy hiểm cháy kết cấu và bậc chịu lửa của nhà.

Các yêu cầu cụ thể về khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất đến lối ra thoát nạn gần nhất được nêu trong Bảng 4.

Bậc chịu lửa của công trìnhKhoảng cách (m) khi mật độ dòng người (người/m2)
Đến 2Từ lớn hơn 2 đến 3Từ lớn hơn 3 đến 4Từ lớn hơn 4 đến 5Lớn hơn 5
Từ gian phòng có cửa ra vào bố trí ở giữa các buồng thang bộ hoặc ở giữa các lối ra bên ngoài
I, II, III6050403520
IV4035302515
V3025201510
Từ gian phòng có cửa ra vào mở ra hành lang cụt hoặc vào sảnh chung
I, II, III3025201510
IV201515107
V15101025
CHÚ THÍCH:  
1) Mật độ dòng người thoát nạn được xác định bằng tỷ số giữa tổng số người phải thoát nạn theo lối thoát nạn và diện tích của lối thoát nạn đó.
2) Các qui định khác phải tuân theo qui định về an toàn cháy cho nhà và công trình.
Bảng 4 – Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của gian phòng tới lối thoát nạn gần nhất.

15. Mỗi nhà và công trình công cộng phải có tối thiểu hai thang bộ thoát hiểm, trong đó có một thang tiếp giáp với bên ngoài.

CHÚ THÍCH: Khoảng cách tối đa giữa hai thang bộ thoát hiểm là 50 m trong trường hợp hành lang có cửa ngăn cháy là 80 m. Nếu là hành lang cụt thì khoảng cách đến thang không lớn hơn 25 m.

16. Chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó gồm cả thang đặt trong buồng thang bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó.

17. Cho phép sử dụng thang chữa cháy ngoài nhà thay cho lối thoát nạn thứ hai. Thang chữa cháy ngoài nhà dùng để thoát người phải có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m; bề rộng mặt bậc không nhỏ hơn 0,25 m, chiều cao bậc – không lớn hơn 0,22m, độ dốc không lớn hơn 45o so với mặt phẳng ngang và phải có tay vịn cao 0,9 m.

18. Hệ thống cấp nước chữa cháy phải thiết kế độc lập, có hệ thống máy bơm riêng đảm bảo áp suất nước cho các họng nước chữa cháy. Bể dự trữ nước chữa cháy có thể kết hợp với bể nước sinh hoạt, song thiết bị đường ống phải phân chia giới hạn ngưỡng dùng của từng loại.

19. Hệ thống thông gió, hút khói phòng cháy chữa cháy phải được thiết kế riêng biệt và phải được làm bằng các loại vật liệu khó cháy hoặc không cháy tùy thuộc vào vị trí lắp đặt.

20. Trong nhà và công trình công cộng phải có phòng trực điều khiển chống cháy tuân theo qui định về an toàn cháy cho nhà và công trình và nên lắp đặt hệ thống phát hiện khói, báo cháy tự động tuân theo qui định trong TCVN 5738.

21. Các thiết bị báo cháy và các nút báo động khẩn cấp được bố trí tại tất cả các khu vực, ở những nơi dễ thấy, dễ thao tác, dễ truyền tín hiệu báo động và thông báo địa điểm xảy ra hỏa hoạn.


Hy vọng bài đăng tiêu chuẩn về các yêu cấu đối với hệ thống phòng cháy, chữa cháy đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

Thi công biệt thự cổ điển kiểu lâu đài 3 tầng 1 bán hầm 1 tum - phân cấp công trình loại III
Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu

Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu là dựa theo kích thước (chiều cao, Xem thêm

Trung tâm tiệc cưới Sen Vàng, công trình cấp II được thi công bởi Hoàng Gia RIC
Thông tư quy định về nguyên tắc phân cấp công trình

Các quy định về nguyên tắc phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ Xem thêm

Thi công khối xây tường gạch theo định mức tại trung tâm tiệc cưới Sen Vàng
Định mức xây tường gạch theo tiêu chuẩn xây dựng

Định mức xây tường gạch là các chỉ số tiêu chuẩn dùng để tính toán lượng nguyên vật Xem thêm

Vữa xây, trát đặc biệt, chịu axit, chống mòn…

Trong xây dựng, ngoài các loại vữa xây, trát thông thường, còn có các loại vữa đặc biệt Xem thêm

Thi công trát tường phẳng theo cấp phối vữa xây trát mác 75
Cấp phối vữa xây trát thông thường theo định mức

Vữa xây trát thông thường được phân loại theo vật liệu sử dụng và mác vữa tương ứng Xem thêm

Đá 1x2 dùng trong cấp phối bê tông đổ móng, cột, dầm, sàn, vách.
Cấp phối bê tông theo định mức sử dụng vật liệu xây dựng

Cấp phối bê tông cần tuân theo định mức sử dụng vật liệu (đúng quy cách, chất lượng) Xem thêm