Tiêu chuẩn về thiết kế cầu thang bộ trong nhà

Cầu thang bộ

Cầu thang bộ là một phần giao thông quan trọng đối với công trình nhà ở thấp tầng, thiết kế cầu thang hợp lý sẽ giúp đi lại thuận tiện và vận chuyển đồ đạc dễ dàng. Bài đăng này trích dẫn mục 6.5 TCVN 4319:2012, các yêu cầu về thiết kế cầu thang bộ trong kiến trúc. Mời quý vị tham khảo.

Cầu thang bộ – thực tế thi công nội thất tại biệt thự kđt Văn Phú.

Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang bộ

1. Số lượng, vị trí cầu thang bộ phải đáp ứng yêu cầu sử dụng và thoát người an toàn.

2. Chiều rộng thông thủy của cầu thang bộ tùy thuộc đặc trưng sử dụng của công trình, tuân theo qui định về an toàn sinh mạng, an toàn cháy cho nhà và công trình và các quy định có liên quan.

3. Khi cầu thang đổi hướng, chiều rộng nhỏ nhất nơi có tay vịn chiếu nghỉ không được nhỏ hơn vế thang. Nếu có yêu cầu vận chuyển những hàng hóa lớn, có thể mở rộng cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.

4. Chiều cao của một đợt thang không nhỏ hơn 2,0 m và phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải bằng chiều rộng nhỏ nhất của vế thang.

5. Chiều cao thông thủy (không kể vế thang đầu tiên tại tầng trệt) của phía trên và phía dưới chiếu nghỉ cầu thang không nhỏ hơn 2,0 m. Chiều cao thông thủy của vế thang không nhỏ hơn 2,2 m.

Chú thích: Chiều cao thông thủy của vế thang là chiều cao thẳng đứng tính từ mặt bậc của vế thang dưới đến mặt trần nghiêng của vế thang trên.

6. Cầu thang bộ phải có tối thiểu một phía có tay vịn nếu chiều rộng vế thang nhỏ hơn 1,0 m. Có tay vịn ở cả hai bên nếu vế thang rộng hơn 1,0 m (trường hợp một bên là tường thì cho phép không có tay vịn ở bên tường). Tay vịn phải kéo dài phủ hết hai bậc thang cuối cùng.

7. Bậc cầu thang phải có chiều rộng không nhỏ hơn 280 mm và chiều cao không lớn hơn 180 mm (trừ bậc thang trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc không lớn hơn 120 mm).

Chú thích: Chiều cao và chiều rộng bậc của tất cả các bậc thang phải thỏa mãn yêu cầu tổng của hai lần chiều cao cộng với chiều rộng bậc thang (2H+B) không nhỏ hơn 550 mm và không lớn hơn 700 mm. Với H là chiều cao bậc; B là chiều rộng bậc.


Hy vọng phần trích dẫn về tiêu chuẩn thiết kế cầu thang bộ trong kiến trúc nhà ở đã mang đến cho quý vị những thông tin bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

TCVN 11902:2017 Yêu cầu kỹ thuật đối với gỗ dán ván mỏng
TCVN 11902:2017- Yêu cầu kỹ thuật đối với gỗ dán

Gỗ dán cần đảm bảo các yêu cầu về vật liệu, sản xuất tấm, kích thước và dung Xem thêm

TCVN-11901-3-2017 Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Gỗ mềm
Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Gỗ mềm

Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt phần “Gỗ mềm” được quy định trong tiêu chuẩn Xem thêm

Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Gỗ cứng

Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt, phần “Gỗ cứng” được quy định trong tiêu chuẩn Xem thêm

TCVN 11901-1: 2017 - Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt
Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Nguyên tắc chung

Các nguyên tắc chung để phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt được quy định trong Xem thêm

Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017
Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017

Dung sai kích thước với gỗ dán được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 11900: 2017 Xem thêm

Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng TCVN 11204:2015
Gỗ dán, Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng – TCVN 11204:2015

Yêu cầu kỹ thuật, phân loại, phương pháp thử gỗ dán trang trí bằng ván mỏng được quy Xem thêm