Móng băng cho công trình nhà ở thấp tầng

Móng băng bê tông cốt thép, công trình tại Ba Vì

Móng băng là hệ kết cấu móng sử dụng dầm và bản bê tông cốt thép chạy dọc theo các đường nối chân cột hoặc tường chịu lực. Bản móng băng không phủ kín diện tích xây dựng công trình như móng bè, mà chỉ cách đường nối chân cột 1 đoạn theo thiết kế.

Cấu tạo móng băng

Móng băng gồm 2 bộ phận là:

  • Dầm móng hình chữ nhật, có chiều cao lớn hơn chiều rộng từ 1,5 đến 2 lần. Dầm móng chạy qua chân cột, nhận tải trọng từ chân cột và phân bổ sang bản móng rồi truyền xuống đất nền. Dầm móng cũng là bộ phận ngăn cản sự lún không đều giữa các vị trí cột đảm bảo cho kết cấu công trình không bị nghiêng, nứt. Cốt thép trong dầm móng gồm 2 lớp thép chịu lực chính đặt ở mép trên và mép dưới dầm, liên kết với nhau bởi cốt thép đai bao quanh.
  • Bản móng chạy dọc theo các đường nối chân cột hoặc tường chịu lực và mở rộng sang 2 bên theo chiều rộng thiết kế. Cốt thép bản móng chỉ cần bố trí 1 lớp theo cả 2 phương phía dưới đáy móng.
  • Cốt thép phương ngang bản móng băng là thép chịu lực chính, vì vậy các thanh thép ngang sẽ phải đặt phía dưới cùng để chống lại áp lực từ dưới đất đẩy lên.

Minh hoạ cấu tạo móng băng, ảnh mặt cắt qua dầm và bản móng.

Sức chịu tải móng băng

  • Móng băng chỉ nên sử dụng cho các công trình thấp tầng, nhà ở gia đình có nền đất tương đối tốt hoặc phải gia cố bằng đệm cát hoặc cọc tre nếu là đất yếu. Một lưu ý khi ép cọc tre là chỉ ép cọc tre trong nền đất ngập nước vì nếu ép cọc trong nền đất có mực nước thay đổi thì cọc tre dễ bị mục dẫn đến nền đất bị rỗng giảm khả năng chịu tải.
  • Sức chịu tải trọng móng băng cũng tương tự như với móng bè, nhưng khả năng chịu lún của móng băng không tốt bằng do diện tích móng phủ trên đất nền nhỏ hơn.

Vật liệu sử dụng

  • Bê tông cốt thép cần có khả năng chịu các tác động của môi trường ngập nước hoặc mực nước thay đổi liên tục, thông thường đối với nhà ở dân dụng sẽ dùng bê tông cấp bền B20, tương đương với mác M250.

Liên kết với phần thân

  • Móng liên kết với phần thân bằng cốt thép chờ, đặt tại vị trí chân cột, thép chờ chân cột là 1 phần của công tác cốt thép móng có chiều dài bằng 45 lần đường kính cốt thép.
  • Cốt thép chờ cột có số lượng và đường kính tương đương với cốt thép cột ở tầng liền với móng. Một đầu cốt thép này móc neo vào đáy móng, còn một đầu kéo dài vượt dầm móng để chờ nối với thép cột tầng trên. Việc neo, nối cốt thép cần tuân thủ TCVN 5574:2018 (trước đây là TCVN 5574:2012).

Thực tế thi công móng băng tại công trình biệt thự Ba Vì.

Hy vọng những kiến thức cơ bản về móng băng bê tông cốt thép cho công trình nhà ở thấp tầng đã giúp quý vị có những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

Chiều cao tầng mặt đứng biệt thự Hoa Sữa, Vinhomes Riverside
Chiều cao tầng, thông thủy trong công trình

Chiều cao tầng là khoảng cách về cao độ mặt sàn giữa 2 tầng liên tiếp, còn chiều Xem thêm

Móng băng bê tông cốt thép, công trình tại Ba Vì
Móng băng cho công trình nhà ở thấp tầng

Móng băng là hệ kết cấu móng sử dụng dầm và bản bê tông cốt thép chạy dọc Xem thêm

Thi công móng bè bê tông cốt thép
Móng bè nhà ở dân dụng, thiết kế – thi công

Móng bè là hệ kết cấu móng sử dụng dầm và sàn bê tông cốt thép phủ khắp Xem thêm

Thi công móng cọc bê tông cốt thép, biệt thự 5 tầng.
Móng cọc bê tông cốt thép: thiết kế – thi công

Móng cọc bê tông cốt thép là hệ kết cấu móng được thiết kế gồm cọc và đài Xem thêm