Móng bè là hệ kết cấu móng sử dụng dầm và sàn bê tông cốt thép phủ khắp bề mặt xây dựng công trình. Móng bè cấu tạo và hoạt động như một hệ dầm sàn các tầng phía trên lật ngược lại.
Thi công móng bè, biệt thự tại Văn Phú, Hà Nội.
Cấu tạo móng bè
Móng bè gồm 2 bộ phận là:
- Dầm móng, kích thước hình chữ nhật, chạy qua chân cột, chịu tải trọng trực tiếp từ cột truyền xuống. Dầm móng là bộ phận chịu lực chính của hệ kết cấu móng bè.
- Sàn móng phủ kín bề mặt công trình trong phạm vi của lưới cột và dầm móng, cũng có thể phủ rộng ra phía ngoài hệ dầm tại các vị trí dầm, cột ngoài cùng. Cốt thép sàn móng bè bắt buộc phải đặt 2 lớp, cách bố trí ngược lại so với hệ dầm sàn các tầng nổi phía trên.
Minh hoạ cấu tạo móng bè, ảnh mặt cắt qua dầm và bản móng.
Sức chịu tải móng bè
- Móng bè thường được sử dụng cho các công trình thấp tầng trên nền đất yếu đã qua xử lý nền hoặc sử dụng cho các công trình có tầng cao tầm trung (khoảng 8 tầng) trên các nền đất tốt.
- Sức chịu tải trọng móng bè phụ thuộc vào cường độ các lớp đất nền và diện tích móng phủ trên bề mặt đất nền. Giả sử các lớp đất nền có cường độ chịu tải là 10 tấn/m2 và móng bè có diện tích là 10 m2 thì sức chịu tải của móng bè sẽ là 100 tấn. Tuy nhiên việc thiết kế móng còn phải tính đến độ lún của móng, độ lún của móng nằm trong tiêu chuẩn cho phép và không bị lún lệch mới đảm bảo an toàn sử dụng.
Vật liệu sử dụng
- Bê tông cốt thép cần có khả năng chịu các tác động của môi trường ngập nước hoặc mực nước thay đổi liên tục.
Liên kết với phần thân
- Móng liên kết với phần thân bằng cốt thép chờ, đặt tại vị trí chân cột, thép chờ chân cột là 1 phần của công tác cốt thép móng.