Chiều cao, số tầng và các loại tầng trong công trình

171027, nhà phố hoàn thiện, ảnh 3.

Chiều cao công trình, chiều cao thông thủy, số tầng nhà, tầng trên mặt đất, tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái là những khái niệm thường dùng. Hiểu rõ về những thuật ngữ xây dựng này sẽ giúp chúng ta có thể mô tả chính xác hơn về nhu cầu và phương án thiết kế. Bài đăng này là trích dẫn từ mục 3.1 đến mục 3.9 trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về các thuật ngữ, định nghĩa trong nhà và công trình công cộng. Mời quý vị tham khảo.

Tầng bán hầm, tầng lửng – Thực tế thi công nhà phố mặt tiền 5.5m.

Khái niệm về chiều cao, số tầng và các loại tầng

Chiều cao công trình

Chiều cao tính từ cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình, kể cả mái tum và mái dốc.

Chú thích: Các thiết bị kỹ thuật trên mái (gồm: cột ăngten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại…) không tính vào chiều cao công trình.

Chiều cao tầng

Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp.

Chiều cao thông thủy

Chiều cao từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu chịu lực hoặc trần đã hoàn thiện của tầng đó.

Số tầng nhà

Số tầng của ngôi nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.

Chú thích: Các tầng hầm không tính vào số tầng nhà.

Tầng trên mặt đất

Tầng có cốt sàn cao hơn hoặc bằng cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

Tầng hầm

Tầng có quá một nửa chiều cao nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

Tầng nửa hầm

Tầng có một nửa chiều cao nằm trên hoặc ngang cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

Tầng áp mái

Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.

Tầng kỹ thuật

Tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng thuộc phần giữa của ngôi nhà.


Hy vọng bài đăng tiêu chuẩn về chiều cao, số tầng và các loại tầng trong công trình đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

TCVN 11902:2017 Yêu cầu kỹ thuật đối với gỗ dán ván mỏng
TCVN 11902:2017- Yêu cầu kỹ thuật đối với gỗ dán

Gỗ dán cần đảm bảo các yêu cầu về vật liệu, sản xuất tấm, kích thước và dung Xem thêm

TCVN-11901-3-2017 Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Gỗ mềm
Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Gỗ mềm

Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt phần “Gỗ mềm” được quy định trong tiêu chuẩn Xem thêm

Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Gỗ cứng

Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt, phần “Gỗ cứng” được quy định trong tiêu chuẩn Xem thêm

TCVN 11901-1: 2017 - Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt
Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Nguyên tắc chung

Các nguyên tắc chung để phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt được quy định trong Xem thêm

Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017
Dung sai kích thước với gỗ dán theo TCVN 11900:2017

Dung sai kích thước với gỗ dán được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 11900: 2017 Xem thêm

Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng TCVN 11204:2015
Gỗ dán, Gỗ dán trang trí bằng ván mỏng – TCVN 11204:2015

Yêu cầu kỹ thuật, phân loại, phương pháp thử gỗ dán trang trí bằng ván mỏng được quy Xem thêm