Chiều cao tầng là khoảng cách về cao độ mặt sàn giữa 2 tầng liên tiếp trong công trình, còn chiều cao thông thủy là khoảng lọt lòng bên trong công trình. Trong thiết kế kiến trúc, chiều cao thông thủy sẽ phụ thuộc vào công năng sử dụng của không gian nhưng chính chiều cao thông thủy lại quyết định về chiều cao tầng.
Chiều cao tầng theo thiết kế
– Khi thiết kế, kiết trúc sư sẽ dựa vào yêu cầu về công năng của công trình mà các chủ đầu tư đề ra để bố trí các phòng cũng như nhiệm vụ cho từng tầng của công trình.
– Sau khi bố trí xong công năng cho từng tầng, việc tiếp theo của kiến trúc sư là xác định chiều cao thông thủy, chiều cao tầng. Chiều cao thông thủy và chiều cao tầng sẽ phải đảm bảo cho quá trình đi lại, vận chuyển, bố trí đồ đạc thuận lợi đồng thời vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ trong thiết kế.
Mặt đứng thể hiện chiều cao công trình, biệt thự Hoa Sữa Vinhomes Riverside.
Chiều cao tầng theo TCVN 4319:2012
– Chiều cao thông thủy các phòng trong nhà và công trình công cộng không nhỏ hơn 3,0 m.
– Đối với các công trình có các không gian lớn (như hội trường, phòng khán giả, phòng đa năng, giảng đường, các không gian công cộng khác), tùy thuộc yêu cầu sử dụng và kích thước trang thiết bị nhưng chiều cao tầng không nhỏ hơn 3,6 m.
– Chiều cao thông thủy của tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái không nhỏ hơn 2,2 m.
Trường hợp tầng hầm được sử dụng làm không gian dịch vụ, thương mại thì chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,0 m.
Chú thích: Đối với nhà và công trình công cộng có tầng kỹ thuật thì chiều cao của tầng kỹ thuật xác định theo thiết kế, không kể vào chiều cao của tầng nhà, nhưng phải tính vào chiều cao công trình để tính khối tích của ngôi nhà.
Hy vọng các thông tin về chiều cao tầng, thông thủy trong công trình đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.