Tiêu chuẩn các yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng

191111, quy hoạch khu đô thị ven hồ, phối cảnh 2.

Quy hoạch tổng mặt bằng có liên quan mật thiết tới giao thông, phòng cháy, thông gió, chiếu sáng và vệ sinh môi trường. Bài đăng này là trích dẫn mục 5.2 trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về các yêu cầu khi thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng. Mời quý vị tham khảo.

Phối cảnh tổng mặt bằng – quy hoạch khu đô thị ven hồ.

Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng

1. Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng phải căn cứ vào công năng sử dụng của từng thể loại công trình, dây chuyền công nghệ đã có phân khu chức năng rõ ràng đồng thời phải phù hợp với các quy định có liên quan.

2. Khoảng cách giới hạn cho phép từ công trình đến chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị của khu vực và phù hợp với qui định về quy hoạch xây dựng.

3. Mặt bằng công trình chỉ được xây dựng sát với chỉ giới đường đỏ khi chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ và được cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cho phép.

4. Trường hợp nhà và công trình công cộng tập trung nhiều người như rạp chiếu bóng, nhà hát, trung tâm văn hóa, hội trường, triển lãm, hội chợ, ngoài việc tuân theo các qui định có liên quan còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Mặt bằng ít nhất phải có một mặt trực tiếp mở ra đường phố;

b) Tránh mở cổng chính trực tiếp ra trục đường giao thông;

c) Tại khu vực cổng ra vào công trình cần có diện tích tập kết người và xe trước cổng (còn gọi là vịnh đậu xe). Diện tích này được xác định theo yêu cầu sử dụng và quy mô công trình;

d) Cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng phải lùi sâu vào so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 4 m.

5. Trường hợp nhà và công trình công cộng đặt trên các tuyến đường giao thông chính thì vị trí lối vào công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Cách ngã tư đường giao thông chính, không nhỏ hơn 70 m;

b) Cách bến xe công cộng, không nhỏ hơn 10 m;

c) Cách lối ra của công viên, trường hợp, các công trình kiến trúc cho trẻ em và người khuyết tật, không nhỏ hơn 20 m.

6. Bố cục và khoảng cách giữa các công trình phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, vệ sinh môi trường đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Bố trí công trình kiến trúc phải có lợi cho thông gió và chiếu sáng tự nhiên;

b) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng trước mắt và dự kiến phát triển tương lai, giữa công trình xây dựng kiên cố với công trình xây dựng tạm thời;

c) Thuận tiện cho việc thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình, bao gồm: cấp điện, cấp nước, thoát nước, trang thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc và các hệ thống kỹ thuật khác;

d) Thiết kế đồng bộ trang trí nội thất, ngoại thất, đường giao thông nội bộ, sân vườn, cổng và tường rào và các yêu cầu khác (nếu có).

7. Việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật hạ tầng như đường ống cấp thoát nước, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp ga không được ảnh hưởng đến độ an toàn của công trình, đồng thời phải có biện pháp ngăn ngừa ảnh hưởng của ăn mòn, lún, chấn động, tải trọng gây hư hỏng.

8. Đường dành cho xe chữa cháy và xe chữa cháy chuyên dụng phải đảm bảo qui định về an toàn cháy cho nhà và công trình xây dựng.

9. Số tầng hầm trong nhà và công trình công cộng phải tuân theo quy định trong quy hoạch chi tiết khu vực được duyệt và phải đảm bảo yêu cầu sau:

– Phải có tối thiểu 2 lối ra vào tầng hầm.

– Độ dốc của các lối ra vào tầng hầm không lớn hơn 15% và phải được mở trực tiếp ra ngoài, độc lập với lối ra vào của tòa nhà.

10. Căn cứ vào quy mô và thể loại công trình, số người sử dụng công trình mà tính toán diện tích bãi đỗ xe cho phù hợp. Bãi đỗ xe có thể đặt ngầm hoặc nổi, bên trong hoặc bên ngoài công trình. Tiêu chuẩn diện tích một chỗ đỗ xe được qui định như sau:

a) Môtô, xe máy: 3,0 m2/xe;

b) Xe đạp: 0,9 m2/xe;

c) Ôtô: 25 m2/xe.

11. Trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt, khi thiết kế chiều cao của nhà và công trình công cộng phải căn cứ vào các yếu tố sau:

a) Chiều rộng lộ giới;

b) Chiều cao của những ngôi nhà xung quanh;

c) Chiều rộng của bản thân công trình;

d) Chức năng sử dụng, quy mô và tỷ lệ hình khối, bậc chịu lửa của công trình;

e) Chiều cao hoạt động của thiết bị chữa cháy của lực lượng phòng cháy chữa cháy đô thị.

CHÚ THÍCH: Các bộ phận không tính vào chiều cao giới hạn của công trình là gian cầu thang, buồng thang máy, bể nước, ống khói cục bộ nhô ra khỏi mặt nhà nhưng tỷ lệ giữa phần nhô ra và công trình phải phù hợp cảnh quan khu vực.

12. Đối với nhà và công trình công cộng có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố cần có hàng rào bảo vệ. Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, đảm bảo mỹ quan.


Hy vọng bài đăng tiêu chuẩn về các yêu cầu khi thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4055:2012, tổ chức thi công.
Yêu cầu về tổ chức kiểm tra chất lượng công trình

Các yêu cầu về tổ chức kiểm tra chất lượng công trình, đảm bảo quá trình từ thiết Xem thêm

Phối cảnh mặt bằng, văn phòng có diện tích 165m2.
Diện tích, khối tích trong thiết kế xây dựng nhà

Các khái niệm về diện tích, khối tích trong thiết kế xây dựng nhà, trích dẫn từ tiêu Xem thêm

Chỉ giới đường đỏ, mật độ và các hệ số xây dựng

Các khái niệm về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng và các Xem thêm

171027, nhà phố hoàn thiện, ảnh 3.
Chiều cao, số tầng và các loại tầng trong công trình

Khái niệm chiều cao công trình, chiều cao thông thủy, số tầng nhà, tầng trên mặt đất, tầng Xem thêm

Thiết kế nhà biệt thự lô góc 2 tầng 100m2
Các quy định tiêu chuẩn chung khi thiết kế nhà

Các quy định tiêu chuẩn chung khi thiết kế nhà và công trình công cộng, quy định về Xem thêm

191111, quy hoạch khu đô thị ven hồ, phối cảnh 2.
Tiêu chuẩn các yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng

Tiêu chuẩn các yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng, những quy định chung đảm bảo an Xem thêm