Công tác đắp nổi trong xây dựng chủ yếu là thực hiện đắp vẽ hoa văn và phào chỉ. Công tác này cần được thực hiện theo các quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 5674:1992”. Bài đăng này trích dẫn lại “Mục 5: Công tác đắp nổi” trong tiêu chuẩn nêu trên. Mời quý vị tham khảo.
Hoa văn dát vàng, được đắp vẽ trên bề mặt tường.
Công tác đắp vẽ hoa văn, đắp nổi
Theo tiêu chuẩn quốc gia
1.
– Những sản phẩm và chi tiết chế tạo hình đắp nổi được đưa đến hiện trường để gắn vào công trình phải ở trạng thái hoàn chỉnh, không phải gia công lại.
– Trên bề mặt các sản phẩm và chi tiết tạo hình không được có khuyết tật, nếp gẫy, vết nứt và vón cục vữa, sần sùi. Hình dáng và đường nét phải sắc gọn.
2.
– Để trang trí bề mặt bên ngoài công trình, các sản phẩm đắp nổi thường được chế tạo bằng vữa xi măng.
– Trường hợp đặc biệt chi tiết đắp nổi có thể chế tạo từ thạch cao, khi đó phải có biện pháp che chắn và bảo vệ để tránh tác dụng của nước mưa.
3. Để trang trí bề mặt bên trong công trình, các chi tiết đắp nổi có thể chế tạo bằng vữa xi măng, vữa thạch cao, vữa vôi hay bột giấy nghiền. Nếu độ ẩm không khí bên trong công trình vượt quá 60% thì không được dùng các chi tiết đắp nổi bằng thạch cao.
4. Trước khi gắn chi tiết đắp nổi phải hoàn thành thi công bộ đế và nền gắn. Vị trí của các chi tiết đắp nổi phải được kiểm tra theo thiết kế và đánh dấu trên bề mặt gắn của công trình hoặc gia công sẵn các chi tiết gá ghép các sản phẩm tạo hình.
5. Chất lượng bề mặt gắn của sản phẩm tạo hình phải thỏa mãn những yêu cầu giống như đối với công tác trát.
6. Việc gắn các chi tiết đắp nổi phải thực hiện theo đúng thiết kế và đáp ứng những yêu cầu sau:
a) Chi tiết bằng vữa bột giấy được gắn mát tít.
b) Những chi tiết hay đường nét nhỏ nhẹ, trọng lượng dưới 1 kg chế tạo từ vữa thạch cao và có chiều cao dưới 10 cm được gắn bằng vữa xi măng, nếu chiều cao dưới 5 cm được gắn bằng vữa thạch cao hay vữa xi măng.
c) Những chi tiết có khối lượng trung bình từ 1 kg đến 5 kg chế tạo từ thạch cao có chiều cao không quá 10 cm được gắn vữa xi măng, nếu chiều cao dưới 5 cm thì được gắn vữa xi măng hay thạch cao kết hợp với đinh móc, bu lông giá định vị.
d) Những chi tiết có khối lượng trên 5 kg, chế tạo có cốt thép thì khi gắn sản phẩm với công trình phải thực hiện gia công cốt thép của chi tiết với kết cấu chịu lực của công trình.
e) Những chi tiết liên kết bằng thép cần phải được bảo vệ bằng sơn chống rỉ hoặc mạ kẽm.
f) Những hình trang trí đắp nổi của mặt chính công trình xây dựng bằng gạch cần gắn vào công trình đồng thời với việc xây tường.
g) Không cho phép gắn các chi tiết chế tạo từ thạch cao bằng mát tít vào bề mặt công trình mà lớp nền là xi măng.
7. Khi nghiệm thu công tác đắp nổi phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
a) Độ sai lệch vị trí của các chi tiết so với thiết kế không được quá 1 mm trên chiều dài 1 m tường hay cạnh đắp nổi.
b) Độ sai lệch của trục các chi tiết đứng riêng biệt so với vị trí thiết kế không được quá 10 mm.
c) Những chi tiết của một hình phải nằm trong cùng một mặt phẳng được xác định theo vị trí thiết kế.
d) Những mạch ghép các chi tiết không được làm ảnh hưởng đến đường nét liên tục và tạo được hình nổi trên mặt công trình.
Hoa văn đắp vẽ tại biệt thự 3 tầng Sóc Sơn
Hoa văn biệt thự Sóc Sơn, ảnh 1.
Hoa văn biệt thự Sóc Sơn, ảnh 2.
Hoa văn biệt thự Sóc Sơn, ảnh 3.
Hoa văn biệt thự Sóc Sơn, ảnh 4.
Hoa văn biệt thự Sóc Sơn, ảnh 5.
Hy vọng bài đăng về công tác đắp vẽ hoa văn, đắp nổi trên bề mặt công trình theo TCVN 5674:1992 đã mang đến cho quý vị những thông tin bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí cho các vấn đề liên quan đến thiết kế xây dựng nhà.