Yêu cầu về tổ chức kiểm tra chất lượng công trình

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4055:2012, tổ chức thi công.

Tổ chức kiểm tra chất lượng công trình là công tác quan trọng trong, đảm bảo quá trình từ thiết kế đến thi công diễn ra đúng tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật. Bài đăng này là trích dẫn mục 10 trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4055:2012 về các yêu cầu khi tổ chức, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng. Mời quý vị tham khảo.

Kỹ sư Hoàng Gia Ric đọc bản vẽ, giám sát quá trình thi công biệt thự tại Ba Vì.

Các yêu cầu tổ chức kiểm tra chất lượng

1. Việc đánh giá chất lượng công trình đã xây dựng xong do Hội đồng nghiệm thu cơ sở hoặc Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (đối với những công trình đặc biệt quan trọng) thực hiện trong khi nghiệm thu công trình đưa vào sản xuất hoặc sử dụng.

Để đánh giá chất lượng, cần căn cứ vào các yêu cầu thiết kế, vật liệu xây dựng, kết cấu trang thiết bị kỹ thuật và công tác thi công xây lắp.

2. Chất lượng thiết kế được đánh giá tùy theo hiệu quả của nó đã được thể hiện trên thực tế công trình về những giải pháp kỹ thuật, kinh tế, công nghệ, quy hoạch không gian, kết cấu và kiến trúc.

3. Chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị kỹ thuật được đánh giá tại nơi chế tạo ra những sản phẩm đó hoặc tại công trường trước khi đưa vào sử dụng. Khi đánh giá, cần căn cứ vào những tiêu chuẩn và quy phạm về từng lĩnh vực và các tài liệu chứng nhận sản phẩm xuất xưởng, kết quả thí nghiệm mẫu lấy tại hiện trường, đồng thời phải xem xét hiệu quả thực tế của nó đã được thể hiện trên công trình.

4. Chất lượng công tác thi công xây lắp được đánh giá theo những kết quả kiểm tra thi công và theo tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước hiện hành.

5. Trong phạm vi tổ chức xây lắp, công tác kiểm tra chất lượng thi công xây lắp bao gồm: kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị đưa vào công trình, chất lượng công tác xây lắp và kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình.

Những tài liệu về kết quả các loại kiểm tra nói trên đều phải ghi vào nhật ký công trình hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.

6. Cấu kiện, vật liệu xây dựng, thiết bị kỹ thuật đưa về công trường đều phải qua kiểm tra. Khi kiểm tra, phải soát xét đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật, bản thuyết minh và những tài liệu kỹ thuật khác. Hàng hóa đưa về phải bảo đảm chất lượng yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu của thiết kế và những yêu cầu về bốc dỡ và bảo quản.

Công tác kiểm tra hàng về do bộ phận cung ứng vật tư kỹ thuật phụ trách và thực hiện ở kho vật tư hoặc trực tiếp tại cơ sở sản xuất. Trong trường hợp cần thiết, các vật liệu xây dựng, cấu kiện phải được thử nghiệm lại ở phòng thí nghiệm.

Ngoài ra, người chỉ huy thi công phải kiểm tra, quan sát, đối chiếu chất lượng cấu kiện và vật liệu xây dựng được đưa tới công trường với những yêu cầu cơ bản của bản vẽ thi công, các điều kiện kỹ thuật và tiêu chuẩn đối với mỗi sản phẩm.

7. Công tác kiểm tra chất lượng phải được tiến hành tại chỗ, sau khi hoàn thành một công việc sản xuất, một phần việc xây lắp hay một công đoạn của quá trình xây lắp phải phát hiện kịp thời những hư hỏng, sai lệch, xác định nguyên nhân, đồng thời phải kịp thời áp dụng những biện pháp ngăn ngừa và sửa chữa những hư hỏng đó.

Khi kiểm tra chất lượng, cần phải kiểm tra việc thực hiện đúng quy trình công nghệ đã ghi trong Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và đối chiếu kết quả những công việc đã thực hiện so với yêu cầu của thiết kế bản vẽ thi công và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

8. Tất cả các tổ chức nhận thầu xây lắp đều phải có bộ phận kiểm tra chất lượng các sản phẩm do công tác xây lắp làm ra. Người chỉ huy thi công có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm xây lắp. Người công nhân trực tiếp sản xuất phải tự kiểm tra kết quả công việc của mình.

Tham gia vào công tác kiểm tra chất lượng còn có nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

Những công việc xây lắp phải được kiểm tra chất lượng. Các nhà thầu phải xác nhận chất lượng thi công bằng biên bản nghiệm thu.

9. Khi kiểm tra chất lượng, phải căn cứ vào những tài liệu hướng dẫn ghi trong thiết kế thi công. Những tài liệu đó bao gồm:

– Bản vẽ kết cấu, kèm theo kích thước sai lệch cho phép và yêu cầu mức độ chính xác đo đạc yêu cầu chất lượng vật liệu;

– Những tài liệu ghi rõ nội dung, thời gian và phương pháp kiểm tra;

– Bản liệt kê những công việc đòi hỏi phải có sự tham gia kiểm tra của bộ phận thí nghiệm công trường và bộ phận trắc đạc công trình;

– Bản liệt kê những bộ phận công trình khuất, đòi hỏi phải nghiệm thu và lập biên bản trước khi lấp kín.

10. Công tác kiểm tra nghiệm thu được tiến hành để kiểm tra và đánh giá chất lượng toàn bộ hoặc bộ phận công trình đã xây dựng xong, và cả những bộ phận công trình khuất, những kết cấu đặc biệt quan trọng của công trình.

11. Tất cả những bộ phận của công trình khuất đều phải được nghiệm thu, lập biên bản xác nhận và bản vẽ hoàn công trước khi lấp kín hoặc thi công những phần việc tiếp theo. Riêng bản nghiệm thu những bộ phận công trình khuất được lập ngay sau khi hoàn thành công việc và có xác nhận tại chỗ của bộ phận kiểm tra chất lượng của tổ chức nhận thầu và bộ phận giám sát kỹ thuật của cơ quan giao thầu.

Nếu những công tác làm tiếp theo sau một thời gian gián đoạn dài thì phải tổ chức nghiệm thu và lập biên bản những bộ phận công trình khuất chỉ được tiến hành trước khi bắt đầu thi công lại.

12. Đối với những kết cấu đặc biệt quan trọng, cần phải có tổ chức nghiệm thu trung gian và lập biên bản theo mức độ hoàn thành từng phần trong quá trình thi công.

Trong thiết kế phải ghi rõ những công việc đặc biệt quan trọng cần phải nghiệm thu trung gian.

13. Ngoài việc kiểm tra chất lượng trong nội bộ tổ chức xây lắp (giữa chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công và nhà thầu thi công), công tác kiểm tra chất lượng xây dựng còn do các cơ quan giám định thực hiện.

14. Các tổ chức xây lắp phải nghiên cứu đề ra những biện pháp về tổ chức, kỹ thuật và kinh tế để thực hiện tốt công việc kiểm tra chất lượng xây lắp. Trong những biện pháp ấy, phải đặc biệt chú ý việc thành lập bộ phận thí nghiệm công trường, bộ phận trắc đạc công trình và công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn của cán bộ và công nhân xây dựng.

15. Ngoài những quy định chủ yếu trong tiêu chuẩn này, công tác kiểm tra chất lượng công trình phải theo đúng quy phạm nghiệm thu công trình và các quy định về kiểm tra chất lượng thi công xây lắp của Nhà nước.


Hy vọng bài đăng tiêu chuẩn về các yêu cầu khi tổ chức kiểm tra chất lượng công trình xây dựng đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nội dung liên quan

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4055:2012, tổ chức thi công.
Yêu cầu về tổ chức kiểm tra chất lượng công trình

Các yêu cầu về tổ chức kiểm tra chất lượng công trình, đảm bảo quá trình từ thiết Xem thêm

Phối cảnh mặt bằng, văn phòng có diện tích 165m2.
Diện tích, khối tích trong thiết kế xây dựng nhà

Các khái niệm về diện tích, khối tích trong thiết kế xây dựng nhà, trích dẫn từ tiêu Xem thêm

Chỉ giới đường đỏ, mật độ và các hệ số xây dựng

Các khái niệm về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng và các Xem thêm

171027, nhà phố hoàn thiện, ảnh 3.
Chiều cao, số tầng và các loại tầng trong công trình

Khái niệm chiều cao công trình, chiều cao thông thủy, số tầng nhà, tầng trên mặt đất, tầng Xem thêm

Thiết kế nhà biệt thự lô góc 2 tầng 100m2
Các quy định tiêu chuẩn chung khi thiết kế nhà

Các quy định tiêu chuẩn chung khi thiết kế nhà và công trình công cộng, quy định về Xem thêm

191111, quy hoạch khu đô thị ven hồ, phối cảnh 2.
Tiêu chuẩn các yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng

Tiêu chuẩn các yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng, những quy định chung đảm bảo an Xem thêm